I, Hình tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi:

1, Nhận biết tượng Văn Thù Bồ Tát qua hình dáng:

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Chúng ta thường thấy tranh tượng một vị Bồ Tát với dáng vẻ trẻ trung ngồi kiết già uy nghi trên lưng sư tử. Tay Ngài cầm thanh gươm đưa thẳng lên đầu, lưỡi gươm bốc lửa ngùn ngụt, đó chính là tượng Phật Văn Thù Bồ Tát.

Ngồi trên lưng sư tử biểu trưng cho năng lực vô cùng của Trí Tuệ của Phật, giúp chúng sanh chuyển hóa những phiền não, vô minh trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

2, Ý nghĩa sâu xa hình tượng Văn Thù Bồ Tát:

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Tay phải Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cầm một thanh gươm, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Lưỡi gươm vàng trí tuệ nầy sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận. Từ đó đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Trên tay trái của Ngài lại cầm giữ cuốn kinh Bát nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Hình ảnh biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ.

Cũng có lúc, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, hình ảnh biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi tham ái sân si, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi không phải người ẩn nơi non cao rừng thẩm, hoặc sống trong cảnh thanh tịnh u nhàn. Ngài sống chung đụng với quần chúng, lăn lộn trong đám bụi trần để cứu độ chúng sinh, nên có lúc Ngài ra làm vua, có lúc làm quan, cũng có khi làm kẻ tật nguyền nghèo khổ…

Tuy sống trong dục lạc dẫy đầy, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát vẫn giữ tâm thanh tịnh không bị ô nhiễm như người đời. Đó là nhờ trí tuệ dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức.

Văn Thù Bồ Tát mạng trên mình giáp nhẫn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân thể và trí tuệ của Ngài. Nó có thể che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi. Những sân hận oán thù không thể nào lay chuyển được hạnh nguyện của Bồ tát. Bồ tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục bởi vì nếu thiếu nó thì họ không thể nào thực hiện được tâm Bồ đề.

II, Công đức tạc tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát:

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Công đức tạc dựng tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là to lớn vô cùng, không thể nghĩ bàn. Tạc dựng tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cùng đó thường xuyên trì niệm danh hiệu ngài sẽ diệt đi sự tham lam mà phát tâm bố thí, mở rộng tấm lòng. Giúp con người không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí, phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Dốc lòng niệm tụng, tạc dựng tôn tượng của Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thì xa lìa khổ não, tránh được nạn xa đọa vào ác đạo, được Trời Phật hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn. Niệm danh Ngài giúp lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước không có giặc hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì….

III, Hướng dẫn Phật tử thỉnh tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

1, Lưu ý cách thờ tượng Văn Thù Bồ Tát:

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Thờ Văn Thù Bồ tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, nên quét dọn hàng ngày. Chú ý rút bớt chân hương, nếu hoa quả khô héo thì nên thay mới để cúng dường.

Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một – mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sinh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.

Chỉ khi nào nhận thấy tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng chứ không nhất thiết phải lau tượng hằng ngày. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.

Tuyệt đối không xức các loại nước hoa thơm cho tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”.

Thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân – khẩu – ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

2, Thỉnh tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát không phải là việc ngẫu hứng thích là mua, thỉnh được. Việc thỉnh, mua tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát về nhà để thờ.

Thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát phải luôn khát khao mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện sẵn sàng giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa.

Phật tử có thể mua, thỉnh tượng Văn Thù Bồ tát bằng gỗ, bằng nhựa composite, bằng đá, bằng đồng… đều được.

Nên gửi tôn tượng vào Chùa để khai quang điểm nhãn trước khi thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát về nhà. Sau đó mới rước tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và làm lễ an vị.

Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát về tôn thờ tại gia.

3, Nơi thỉnh (mua bán) tượng Phật Văn Thù Bồ Tát:

Ngày nay, tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được lựa chọn tôn thờ ở rất nhiều nơi.

  • Thờ Tượng Văn Thù Bồ Tát trong các đền chùa hoặc tại gia
  • Tượng Văn Thù Bồ Tát để xe ô tô, xe hơi
  • Đeo mặt tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bên mình làm Phật bản mệnh…

Trên thị trường có rất nhiều cơ sở điêu khắc, cửa hàng bán tượng Văn Thù Bồ Tát với đa dạng mẫu mã, kích thước, chất liệu… để đáp ứng nhu cầu.

Cơ sở Điêu Khắc Trần Gia với đội ngũ nhân sự tài năng, được đào tạo bài bản từ trường Đại Học Mỹ Thuật TPHCM. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị điêu khắc tượng Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đẹp nhất tại Việt Nam.

Những mẫu tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo với diện tượng rất đẹp và thần thái, trang nghiêm đã nhận được sự đánh giá cao và thích thú, hoan hỷ của quý Sư Thầy, Cô, quý Phật tử.

Mời quý Sư Thầy, Cô, quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng những tôn tượng Phật Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rất đẹp nhất cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo.