Tổng hợp những thông tin hữu ích về Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh quen thuộc với Phật tử và trong các hình tướng hóa thân của Ngài có hình ảnh Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát.
Mặc dù khá quen thuộc với nhiều Phật tử nhưng để hiểu rõ về Ngài và thắc mắc về các vấn đề như kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni là gì, có tác dụng gì với người trị niệm cũng như các vấn đề khác thì nhiều người chưa rõ.
Để giúp giải đáp mọi thắc mắc về Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng tôi xin cung cấp thông tin qua bài viết sau đây.
1. Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn wiki đã chỉ ra rằng Ngài chính là Quán Thế Âm. Ngài hóa thân thành nghìn tay nghìn mắt để có thể soi thấu khắp trần gian đồng thời hỗ trợ cứu giúp cho chúng sinh tai ương. Như vậy Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn chính là 1 trong những hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Thiên Thủ Thiên Nhãn là gì?
Thiên là vô số, thủ là tay, nhãn là mắt. Thiên Thủ Thiên Nhãn nghĩa là vô số tay và vô số mắt.
2. Sự tích Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Sự tích Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn được kể như sau:
Ngày xưa, có một ông vua sinh ra 2 người con gái đầu lòng.
Lo lắng không có con trai, ông cầu khấn Trời Phật cho hoàng hậu sinh ra con trai.
Tuy nhiên người con thứ 3 vẫn là con gái.
Ông đặt tên thứ 3 mà đặt cho công chúa út và giận Trời Phật đã không phù trợ để cho mình đạt được nguyện vọng.
Do tuổi già nên nhà vua muốn công chúa Ba lấy chồng và truyền ngôi cho phò mã.
Khác hẳn với 2 chị, công chúa Ba không ham thích chốn cung vàng điện ngọc mà say mê theo kinh Phật và hiến thân cho đạo Phật.
Nàng không muốn lấy chồng khiến vua và hoàng hậu nổi giận, bắt giam nàng ở sau hoàng cung.
Một hôm khi vua cùng hoàng hậu dạo ở ngoài vườn, công chúa Ba chạy đến đón và thăm hỏi.
Vua yêu cầu nàng từ bỏ ý định tu hành nhưng nàng vẫn một mực theo Phật và xin vua cha xuất gia.
Nhà vua giả vờ chiều theo ý của con và cho nàng đến tu ở chùa Bạch Tước, đồng thời nhà vua ra lệnh cho các nhà sư khiến nàng cực khổ và khuyên nàng trở về cung để lấy chồng.
Tuy nhiên những vất vả cũng không làm nàng nhụt chí. Tức giận, nhà vua thiêu cháy chùa và các nhà sư cùng Ni Cô đều bị chém đầu.
Nhưng ngọn lửa nổi lên thì trời mưa xối xả dập tất ngay.
Vua bắt công chúa Ba để xử tử nhưng trời lại nổi bão, đánh văng xa lưỡi đao phủ.
Nhưng nhà vua bắt nàng treo cổ.
Tuy nhiên một con cọp lớn phóng qua hàng rào binh sĩ để cứu công chúa Ba, đưa nàng lên chùa Hương Tích để tu hành.
Các thú dữ trong rừng được cảm hóa, đến nghe kinh và chia nhau giúp đỡ công việc hàng ngày.
Về người cha bị phát bệnh hủi, các danh y đều không thể chữa được bệnh này: da thịt lở loét, các ngón tay chân rơi rụng, mù cả hai mắt.
Công chúa Ba tu đến thời kỳ gần đắc đạo thì khoác áo Ni Cô.
Thấy cha bệnh tình thê thảm liền tự moi 2 mắt và chặt cả 2 tay chữa bệnh cho cha.
Sau đó nàng liền đến cõi Niết Bàn và độ cho vua, hoàng hậu và hai chị được thành Phật.
3. Phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát.
Nhiều người nhầm lẫn giữa Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề. Thực tế đây là 2 vị Phật khác nhau.
Với Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát được khắc họa là Ngài có nghìn mắt nghìn tay:
- Trên thân Ngài sẽ có 18 hoặc 32 hay 42 tay cầm pháp khí khác nhau.
- Và những tay do cầm pháp khí nên hầu hết mọi người không thấy mắt trong lòng bàn tay.
- Số tay còn lại tạo nên một vòng hào quang lớn ở phía sau thân ngài và được tạo thành nhiều bàn tay ở tư thế xòe đứng và mỗi bàn tay đều có con mắt.
Với Phật Chuẩn Đề được miêu tả có nhiều tay: 16 hay 18, 32,… nhưng chỉ có một đầu duy nhất:
- Hai tay trên thủ Chuẩn đề ấn, chấp trên ngực, hai tay dưới thủ Tam muội ấn với tư thế Thiên Định.
- Các tay còn lại cầm nắm pháp khí các nhau. Phía sau lưng Ngài có vòng hào quang.
- Phật Chuẩn Đề mang ý nghĩa giúp con Người giác ngộ thoát khỏi nghiệp chướng sâu dày, trí tuệ kém cỏi, bệnh tật,..
4/ Ý nghĩa Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn nghĩa là quán chiếu, lắng nghe nơi nào có tiếng cầu cứu của chúng sinh là người ứng hiện cứu độ.
Do vậy Ngài xuất hiện với nghìn tay nghìn mắt chính là sự nghe thấu và ứng cứu kịp thời chúng sinh đau khổ. Phần tay của Phật:
- Hai tay của Ngài chắp lại và ở giữa tạo thành ngọn Mani. Trên tay khác Phật cầm những Pháp khí như kiếm, tràng hoa, hoa se, bánh xe pháp, chày kim cang, binh tịnh thủy…
- Chuỗi tràng hoa: là tượng trưng của lòng từ bi, thanh tịnh.
- Pháp luân: chính là giáp pháp của Đức Phật chiếu khắp mọi nơi và cứu độ chúng sinh. Đây là biểu tượng cho các lần chuyển bánh xe Pháp luân của Đức Phật.
- Hoa sen: Biểu tượng cho tâm Bồ Đề, phẩm hạnh của Phật.
- Cung tên: Mắt, cung, đích nằm trên cùng 1 đường thể hiện sự rõ ràng, thông nhất của căn, đạo quả. Có thể đánh bại 4 ma bao gồm: tử ma, ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma.
- Bình cam lộ: Đó là nước tươi mát có thể diệt trừ mọi phiền não khổ đau.
- Ngoài tay cầm pháp khí còn có 42 tay ở giữa thể hiện cho 42 thành vị tu chứng để cứu độ chúng sinh. Lớp tay ngoài là biểu tượng cho sự hóa thân Phật đi vào các nẻo luân hồi để cứu vớt chúng sinh khỏi những tai ương. Những cánh tay chỉ xuống thể hiện sự vô úy thí.
Phần đầu của Phật có 11 giác ngộ tương ứng với 5 tầng biểu tượng cho ngũ trí của Phật:
- Tầng trên cùng là Pháp Thân
- Tiếp đến là Báo Thân
- Phần mặt của đức Phật:
Mẹ Thiên Thủ Thiên Nhãn có 9 khuôn mặt:
- 3 mặt ở giữa biểu tượng cho Đại viên cảnh trí
- 3 mặt bên trái biểu tượng cho bình đẳng tính trí
- 3 mặt bên phải là biểu tưởng cho thuyết pháp quan sát.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát với nghìn tay, nghìn mắt thể hiện cho hành động và sự thấu suốt của Ngài.
Với số lượng tay và số lượng mắt tương thích với nhau thể hiện đức Phật có thể lắng nghe, nhìn tường tận và ứng cứu chúng sinh kịp thời.
Dân gian cho rằng nếu thiện nam thiện nữ gặp tượng Quan Âm Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn thì sẽ vui mừng, hoan hỷ, ma quỷ khặp Bà thì khiếp sợ không dám hoành hành.
Do vậy, nhiều quý Phật tử đã lựa chọn: tượng Phật Bà Quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn hoặc tranh hình ảnh Phật bà Thiên Thủ Thiên Nhãn để thờ.
Đồng thời cũng lựa chọn hình Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn làm trang sức như:
- Mặt dây chuyền Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bọc bằng vàng.
- Mặt dây chuyền bạc Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
- Mặt đá Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đá mắt hổ.
- Vòng tay Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Cũng có quý Phật tử lựa chọn Ngài làm hình nền Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn trên điện thoại hay Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn để ô tô.
Có thể nói, hình Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đã khá quen thuộc với người Việt Nam trong văn hóa tâm linh, là điểm tựa giúp người Việt vượt qua mọi khó khăn, hướng thiện và hạnh phúc.
Vì vậy nhiều gia đình muốn thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn để hy vọng gia đình bình yên, mọi việc thuận buồm xuôi gió.
- Tượng gỗ Thiên Thủ Thiên Nhãn ( tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ).
- Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá.
- Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng.
Các bức tượng tùy theo kích thước gian thờ khác nhau để Quý Phật tử lựa chọn như tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn nhỏ hay lớn,..
Thông thường quý Phật tử lựa chọn Phật bản mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn để thờ và cũng có người thờ tượng theo nhân duyên với Ngài.
Đối với Phật bản mệnh thì Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn tuổi tý.
Do vậy nhiều người tuổi Tý chọn lựa vị Phật này để độ trì cho mình.
5. Nơi thỉnh ( mua bán ) tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn uy tín:
Thông thường quý Phật tử thường đến các chùa để chiêm bái đức Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Những bức tượng Quan Âm Thiên Phủ chùa Kim Liên hay bức tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp đều được nhiều người lễ vào những dịp Tết đến xuân về.
Và bên cạnh đến chùa để chiêm bái, nhiều quý Phật tử còn muốn thờ quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tại nhà.
Với việc thờ cúng , có những người muốn tìm hình ảnh Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đẹp để thờ, nhưng cũng có những người muốn mua tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát.
Để mua tượng Phật đúng chuẩn, quý Phật tử cần lựa chọn địa chỉ uy tín với các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, tranh mua hàng giá rẻ trôi nổi trên thị trường.
Tốt nhất là đến những nơi tạc tượng để chắc chắn về nguồn gốc, đồng thời yêu cầu bên tạc tượng thể hiện rõ mong muốn của mình.
Điêu khắc Trần Gia với nhiều năm kinh nghiệp trong ngành tạc tượng Phật với đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản và am hiểu Phật pháp nên dễ dàng thể hiện rõ nét thần thái của các tôn tượng Phật.
Các khách hàng chỉ cần trao đổi mong muốn của mình, Điêu khắc Trần Gia sẽ giúp hiện thực hóa mong muốn của quý khách trên cơ sở của Phật giáo, tư vấn cho quý khách những bức tượng phù hợp với không gian và điều kiện gia đình.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
Hotline : 0931.47.07.26 ( zalo ,viber )
Email : [email protected]
– Chi nhánh 1 : Số 27 Đường số 1, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp.HCM
– Chí nhánh 2 : 57 Đường Nguyễn Chí Thanh , Nghĩa Lập , Đơn Dương , Lâm Đồng .
6.Cách thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Đầu tiên cần chú ý trong việc đặt tượng đức Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn sao cho chính giữa gian thờ, nơi cao ráo, thoáng mát, hướng ra ánh sáng, không được quay lưng vào bóng tối.
Cần lựa chọn gian thờ sao cho không dựa lưng vào nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ vì những nơi này khá ô uế.
Việc thờ cúng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn cần thờ cúng đồ chay, hoa quả hay xôi chè vào những ngày lễ.
Khi thờ , gia chủ cần ăn mặc nghiêm túc để hành lễ.
Khi thờ Ngài cần không phạm giới cấm của đạo Phật.
Không nên xức nước thơm lên tượng bởi theo đức Phật hương thơm không tịnh, nhiều mê đắm.
Khi thờ cúng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, quý Phật tử cần hướng thiện tu hành theo chỉ dạy của Ngài để được Ngài đưa đường chỉ lối.
7. Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi.
Ngoài việc thờ cúng, nhiều quý Phật tử còn kiên trì niệm Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn hoặc nghe Chú Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn mp3.
Lời kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn như sau:
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5.Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.
Trên đây là Thiên Thủ Thiên Nhãn chú Đại bi. Những người niệm kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi sẽ được an vui, diệt trừ bệnh tất, sống lâu và giàu có, diệt trừ cá nghiệp ác, tiêu tan sự sợ hãi.
Ngoài ra người trì tụng kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ được những điều thiện lành sau:
Sinh ra được gặp vị vua hiền, đất nước bình yên, được gặp may mắn, nhiều bạn tốt, đầy đủ sáu căn, tâm đạo, không phạm giới, hòa thuận yêu thương, đầy đủ sung túc, được người khác tôn trọng, giúp đỡ, không bị ai cướp đoạt, cần điều gì đều được toại nguyện, luôn được Long, Thiên, thiện thần hộ vệ, được có duyên gặp Phật nghe pháp, được nghe chánh pháp để ngộ ra được.
Những thông tin quan trọng về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn trên đây sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về Ngài và thực hành dễ dàng hơn trong việc kính lễ Phật.
Chúc quý Phật Tử ngày càng tinh tấn để giác ngộ chân lý của đạo Phật.