1/ Cõi Niết Bàn là gì? Đức Phật nhập Đại Niết Bàn là gì?

Theo Phật giáo, Niết Bàn là trạng thái tâm linh thanh thản hoàn toàn, sáng suốt, yên tĩnh, không vọng động, diệt ái dục, chấm dứt mọi khổ sở, phiền não, xóa bỏ mọi u minh.

Cõi Niết Bàn ở đâu? Theo Phật giáo, Niết-Bàn không phải là cõi cực lạc, cõi Niết Bàn phi thời gian- phi không gian, chỉ là một trạng thái trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người, không có khởi đầu và kết thúc.

Vậy Phật Niết Bàn là gì? Có nghĩa là Ngài đã chấm dứt sự sống trên cõi đời này, nhưng trong lòng Phật tử khắp nơi thì tấm gương sáng ngời của Ngài vẫn rực sáng và là ngọn đèn soi sáng cho chúng sanh.

2/ Đức Phật nhập Niết Bàn ở đâu?

Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn là rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại, Ấn Độ cổ chừng 129 dặm.

Lúc này Đức Phật đã 80 tuổi, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo quy luật vô thường mà già yếu, biến đổi.

3/ Đức Phật nhập Niết Bàn ngày nào? Phật nhập Niết Bàn năm nào?

Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn là ngày rằm tháng hai năm 544 TCN, lúc ấy trời đất rung chuyển dữ dội, Chư Thiên Trời Đao Lợi rải hoa như tuyết rơi từ hư không để cúng dường Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn.

Lúc này, Đức Phật nằm xuống võng giữa 2 cây Sa La, đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về bên tay phải, hai chân tréo vào nhau, mặt quay về phía mặt trời lặn.

Tại sao Phật nằm nghiêng bên phải? Đây cũng chính là tư thế hội đủ oai nghi, thể hiện tế hạnh của bậc tu hành, là tư thế nằm cát tường, tạo sự yên ổn, an lành cho cơ thể và giữ cho tâm trí luôn có sự thức tỉnh.

Kinh đại Niết Bàn là bộ kinh Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thuyết cuối cùng trước khi Ngài qua đời, rất cô đọng, bao quát hầu như đầy đủ tất cả thắc mắc của chúng sanh.

Dưới đây là những lời Phật dạy trước khi nhập Niết Bàn:

– “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..”.

– “Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý cuả đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!”.

Lễ Phật nhập Niết Bàn: Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng Hai âm lịch, những người con Phật lại thành tâm tưởng niệm ngày nhập Niết Bàn của Đức Phật, tán thán công đức cũng như hạnh nguyện tu hành của Đức Phật.

Từng lời dạy của Đức Phật sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi Phật tử muốn đi trên con đường Giác Ngộ.

Phật tử tinh tấn tu học theo đúng chánh pháp của Ngài sẽ thấy được Đức Phật.

4/ Tượng Phật nằm – tượng Phật nhập Niết Bàn:

Cơ sở điêu khắc Trần Gia với đội ngũ nhân sự lành nghề, được đào tạo bài bản từ trường Đại Học Mỹ Thuật TP.HCM tự hào là một trong những cơ sở điêu khắc tượng Phật đẹp nhất Việt Nam.

Trần Gia nhận tôn tạo và phát hành đa dạng mẫu tượng Phật nằm – tượng Phật nhập Niết Bàn bằng gỗ, nhựa composite, đá, đồng, xi măng… theo yêu cầu của quý Sư, thầy, cô, quý Phật tử.

Mời quý Phật tử hoan hỷ ngắm nhìn hình ảnh Đức Phật nhập Niết Bàn – hình ảnh Phật nằm đẹp.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.