Việc thờ hai Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ ( ông Ác) và Vi Đà Hộ Pháp ( ông Thiện) tại các chùa nhằm thể hiện sự tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch Thiện và Ác trong đời sống hàng ngày.
Đây là hình thức giáo dục sâu sắc, nhắc nhở chúng sanh nên ăn ở hiền lành trong cuộc sống hàng ngày, không nên có ác tâm và làm người khác đau khổ, làm lành thì được các vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác sẽ bị các vị Ác Thần trừng trị, khiển trách.
Tại những nơi như chùa chiền, Đạo Tràng, Tháp Phật, người thọ trì kinh… thường thờ tượng Tiêu Diện Hộ Pháp để các Ngài bảo vệ, không cho ma quỷ và cái Ác xâm hại.
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng bộ tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Hộ Pháp Vi Đà bằng nhựa composite sơn giả đồng do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo:
*Mời mọi người cùng XEM VIDEO tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất về tôn tượng nhé:
Điêu khắc Trần Gia nhận được rất nhiều nhận xét tích cực và sự tán dương vì tôn tượng thể hiện được thần thái, dung mạo của Đức Phật. Xin trích dẫn một vài nhận xét từ quý khách hàng của Trần Gia:
Chị Rita Nhung ( Phật tử , USA ): Công ty Trần Gia tạo tượng Phật rất đẹp, rất có hồn và có thần thái. Giá cả tốt, phục vụ tận tâm, chất lượng cao..
Chị Hương ( Phật tử , Gia Lai ): lời chân tình của chị là rất hài lòng, tất cả đều rất tốt. Chị muốn Trần Gia sẽ làm tượng tiếp cho chị.
Thầy Thích Đồng Trình (Quãng Ngãi): Tượng rất đẹp, chất lượng thì không chê vào đâu được, cách phục vụ của Trần Gia rất nhiệt tình. Nói chung là rất OK.
Cô Pepe TD Vo (Phật tử – USA): Trần Gia điêu khắc là công ty tạo mẫu các bức tượng mà tôi yêu cầu. Tạo khung hình đẹp và hiệu quả theo yêu cầu của khách hàng cũng như bổ sung các hiệu ứng độc đáo để làm sinh động cho bức tượng. Tôi và thầy trụ trì cùng chư tăng bổn tự rất thích. Mong rằng trong tương lai sẽ có thể đặt thêm các tượng khác của Trần Gia điêu khắc.
Thầy Tâm (Bến Tre): Bản thân thầy chưa có kinh nghiệm bên mỹ thuật. Cá nhân thấy rất hài lòng về những bức tượng cơ sở Trần Gia đã làm cho chùa thầy.
- Cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia nhận tôn tạo các mẫu tượng Phật ( số lượng 5-10 mẫu / tháng tùy vào kích thước ) theo yêu cầu của quý khách.
- Nhận thi công trên nhiều chất liệu: nhựa composite , gỗ, đá , đồng , xi măng…
- Tượng được sản xuất theo đơn đặt hàng ( cơ sở chỉ sản xuất khoảng 50 tượng / tháng ) quý khách vui lòng liên hệ để được sắp xếp thời gian sản xuất phù hợp nhất.
- Tượng có thể sơn vẽ theo ý thích của quý khách: sơn một màu, sơn vẽ nhiều màu, dát vàng, giả đồng, giả đá, giả gỗ…
- Bao bọc và đóng kiện gỗ cẩn thận , đảm bảo trong quá trình vận chuyển đi nước ngoài và trong nước.
- Hỗ trợ vận chuyển miễn phí tại Việt Nam.
|
* Thời gian hoàn thiện tôn tượng từ 5 -30 ngày kể từ ngày quý khách đặt hàng tùy theo mẫu và số lượng đơn hàng vào thời điểm đó Trần Gia đã nhận.
* Đối với tôn tượng tạo mẫu mới, thời gian dao động từ 1-3 tháng tùy vào kích thước và số lượng tôn tượng.
Mọi chi tiết quý Sư Thầy, cô chú thắc mắc xin liên hệ cơ sở điêu khắc Trần Gia để được sắp xếp lịch sản xuất phù hợp nhất:
- Hotline : 0931.47.07.26 ( zalo ,viber )
- Email : dieukhactrangia@gmail.com
- Chi nhánh 1 : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP.HCM.
- Chi nhánh 2 : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng.
Thần chú Hộ Pháp Vi Đà:
Phàm gặp sự hoang mang hay đang ở chỗ tuyệt lương thực, hoặc đang tạo lập, hoặc sửa chữa v.v.. Duy Na và Giám Tự bạch Trụ Trì cho biết ngày giờ hành lễ.
Ngoài thỉnh hóa chủ thông báo cho tín đồ biết, trong viết thông báo dán nơi phòng khách. Thông báo cho biết rõ ngày… tháng… năm…
Tới ngày, nghe chuông, chư tăng đắp y tập trung tại chánh điện hoặc điện thờ Vi Đà, tụng Thiện Thiên Nữ chú kỳ nguyện Vi Đà.
Phải viết 2 lá sớ ghi rõ làm việc gì, lời phải thích hợp. Một lá tuyên đọc xong rồi đốt để báo đến Thánh minh, một lá cúng xong hẳn đốt; mỗi lần tụng kinh có đọc sớ.
Mỗi ngày 2 buổi hoặc thúc bảng hay gióng chuông 3 hồi lại 4 tiếng để nhóm chúng tham gia khóa tụng. Đại chúng mời Thầy Trụ Trì niệm hương xong cắm lên lư.
Duy Na cử tán lư hương… Cuối bài đọc: Nam Mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát (3 lần) – nên thủ mõ lớn – Tán xong tụng Thiện Thiên Nữ chú, vừa đi nhiễu điện hoặc đi nhiễu quanh bàn thờ Vi Đà vừa đọc chú 108 biến.
Tối thiểu cũng đọc cho được 49 biến, tới lần cuối thỉnh 3 tiếng chuông cho đại chúng ngừng tụng. Đứng chỉnh tề, Thầy Trụ Trì niệm hương, xong, Duy Na cử bài tán:
Vi Đà thiên tướng, Bồ Tát hóa thân,
Ủng hộ Phật Pháp phát nguyện rộng sâu,
Tay cầm thanh kiếm trấn áp ma quân,
Công đức vô biên thật khó nghĩ bàn.
Nam Mô Phổ Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Tán xong, đại chúng lạy 3 lạy rồi lui về chỗ. Mỗi ngày 6 thời, khởi sự, chấm dứt như trên.
Nếu việc gấp, ngày đêm 12 thời nên luân phiên nhau tụng phải thành tâm để cầu nguyện. Đúng theo nghi thông thường cho đến ngày viên mãn, hồi hướng, đốt sớ, tạ thần Hộ Pháp.
Phụ: Ngoài ra, quyên góp thứ khác ngoài gạo, tùy theo đó sửa đổi lời lẽ trong văn sớ. Như dưới đây:
Từng nghe tên chùa…, tên vị thầy chủ sám, từ khi tiếp nối cho đến nay đã trải qua năm tháng. Nay trụ cột tuy vững, tăng chúng rất đông, không thiếu thốn lương thực.
Sớm trưa chớ trông đợi, đang gặp hồi kém khó, cơm Hương Tích khó khắc phục. Suối ngọt, trái rừng không đủ chửa lành cơn đói. Kho trống, bếp lạnh làm sao được no bụng đây? Đã không có cách dự trù chỉ còn kế nhờ vào sự ủng hộ của đàn việt.
Lại nguyện: người có lòng nhân trưởng giả, bố thí ra công giúp đỡ, thật là phước đức vô lượng. Hoặc thí đậu, lúa, nấu ba bát cháo, hoặc cho rang gạo đưa tới mùi vị lục hòa, một hộc, trăm hộc tùy lực, tùy duyên mà vui thí; ngàn thăng, vạn đấu, do tâm hoan hỷ để quyên góp vào.
Một lời, một việc đều có công đức; hoặc quyên góp hay khuyến khích người đóng góp… đều là nhân lành.
Dựa vào chén cơm để kết duyên vui hưởng thiền duyệt (vị thiền). Tặng ít mầm mà đăng sổ thiện, phước không thể lường hết. Từ đây tăng chúng cần tu, sớm tối tụng kinh cầu nguyện.
Chư Phật Thánh thần mật thùy gia hộ, quyết định được an lành, nên sớm vâng hành. Kéo dài huệ mạng của một ngôi chùa đâu hư tâm lực. Vì Tam Bảo làm lợi ích thấm nhuần, thần xin khải bạch.
Nếu như gặp việc kiến tạo, sửa sang… vào ngày hoàn mãn đều nên cúng kiến bẩm bạch Vi Đà tôn thiên để đáp đền ân hộ pháp của Ngài.
Chứng nghĩa ghi rằng, việc cầu nguyện này thuộc về cổ tục. Bởi vì, người xưa lấy đạo đức tu hành làm việc nhà, chốn tòng lâm hoàn toàn không việc đi tụng kinh bái sám. Nhu cầu của đại chúng như y phục, ẩm thực hoàn toàn nhờ Vi Đà thiên gia hộ.
Ngài cảm hóa 10 phương, chỉ người tu hành hẳn không hề chết đói. Muốn thoát nạn gấp chỉ thành tâm cầu nguyện Vi Đà tướng đen gia hộ, theo việc không miễn cưỡng được tùy duyên.
Nay đa phần người ngu mạo tăng đi hóa duyên (quyên góp) để bưng bít mờ mịt cốt dung dưỡng cái xác thân.
Như cây giữa rừng như dao kề ngọn, như trùng đục khoét, hoặc 4 phía bị đóng đinh, đinh đóng chặt 7 ngày hay tạm thời giây lát, bó cột dính lại với nhau cho người ta thấy; hoặc đào đất làm huyệt chôn ngược đầu xuống, 2 chân chổng lên trời.
Có người chôn sấp lưng đến nổi phù lên màu xanh rồi dùng kiềm siết chặt lại. Bó mồm miệng người ấy lại chỉ có uống nước gạo mà không thể ăn ngũ cốc được.
Hai chân đứng vắt qua lạy Kinh, khiến người ta trông thấy hoảng sợ; hoặc lôi khối sắt hoặc kéo thuyền nhỏ nặng 110 cân.
Tu khổ hạnh như thế là làm điều kỳ dị dối người, mê hoặc chúng.
Có nhiều hạng không phải một. Không tham cũng ngu, thật đáng thương xót.
Trong tòng lâm chúng ta quyết định dứt khoát không làm những việc mị chúng như thế mà chỉ giữ gìn Thanh Quy cẩn thận, nương giáo pháp tu hành, Vi Đà thiên chắc không phụ các người đâu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.