Tìm hiểu về Chú Diệt Định Nghiệp của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Trong Mật Tạng có pháp sám hối , nhờ nương vào oai lực của thần chú Diệt Định Nghiệp Chân Ngôn OM PRA MANI DHANI SVAHA của Bồ Tát Địa Tạng để giúp cho người tu tập nhanh chóng được tiêu trừ nghiệp chướng.
=> ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT LÀ AI? – SỰ TÍCH ĐỨC ĐỊA TẠNG BỒ TÁT
=> 04 Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát – Kể chuyện truyền thuyết Địa Tạng Vương Bồ Tát.
=> Tìm hiểu về Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát . Lời nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát có ý nghĩa gì?
Pháp sám hối của Địa Tạng Bồ Tát Diệt Định Chân Ngôn lấy hai ngày 14 và 28 hàng tháng để người tu tập chuyên tâm tu hành, sám hối, nếu chí tâm tu hành sẽ nhanh chóng thăng tiến trên con đường tu tập, diệt được vô lượng tội chướng.
Sau khi nghiệp chướng được tiêu trừ nên những mong cầu thế gian cũng như sự tu tập xuất thế sẽ được sự gia trì của Địa Tạng Vương Bồ Tát và mau được toại ý.
Cách thực hiện pháp sám hối Chú Diệt Định Nghiệp của Địa Tạng Vương Bồ Tát như sau:
- Tắm rửa, y phục sạch sẽ, chỉnh tề, trang nghiêm.
- Ăn chay nguyên ngày và giữ ngũ giới (không trộm cắp, không sát sanh, không hành dâm, không nói dối và không uống rượu bia, chất kích thích).
- Sắm sửa nhang đèn, trái cây, hương hoa… để cúng dường Địa Tạng Vương tuỳ theo khả năng của mình.
- Có thể phát tâm vẽ hình, nặn tượng Bồ Tát Địa Tạng.
- Quỳ chắp đối tay trước hình tượng Địa Tạng Vương để cầu thỉnh Ngài làm chủ sám, chứng minh cho buổi sám hối hôm đó ( nếu không có hình tượng Địa Tạng Bồ Tát thì chắp tay tưởng nhớ Bồ Tát đang ngự ở phương Nam).
- Nếu đủ sức khoẻ thì nên quỳ chắp tay mà tụng niệm thần chú Diệt Định Nghiệp.
- Nếu dùng chuỗi thì không cần chắp tay nhưng nhất định phải có tâm cung kính.
- Thành tâm tụng đủ 1080 biến OM PRA MANI DHANI SVAHA (Om pờ ra ma ni đa ni soa ha) .
- Nếu tụng đủ rồi vẫn có thể tụng thêm để mau được linh nghiệm, có thể tụng niệm hàng ngày thì càng trân quý.
- Sau khi tụng xong, người tụng đứng trước Bồ Tát Địa Tạng hết lòng ăn năn, phát lộ sám hối rồi mạnh dạn bạch tất cả các tội lỗi, sau đó thề nguyện quyết tâm dứt bỏ và không tái phạm, mong cầu Địa Tạng Vương chứng giám và gia hộ cho sự phát nguyện này.
- Sám hối xong thì người tụng quỳ cảm niệm ân đức của Bồ Tát và xưng niệm danh hiêu Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Những người có lòng từ bi và phát tâm Bồ Đề rộng lớn có thể dùng pháp sám hối này để sám hối thay cho tất cả chúng sanh, cầu cho chúng sanh sớm được tiêu trừ nghiệp chướng, thiện căn tăng trưởng, mau có nhân duyên tu tập Phật pháp, quy y Tam Bảo và Địa Tạng Vương Bồ Tát để tiến tu cho đến ngày đạt thành tựu Phật quả viên mãn. Đây là cách rất hữu ích để kết pháp duyên với hết thảy chúng sanh và gia tăng tâm bồ đề của chính bản thân người phát tâm.
XEM THÊM NHỮNG MẪU TƯỢNG PHẬT ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT ĐẸP NHẤT.
=> Tìm hiểu mối liên quan giữa Địa Tạng Vương Bồ Tát và Diêm Vương.
=> 03 câu chuyện về sự linh ứng Địa Tạng Vương Bồ Tát hay nhất 2023.
=> Tìm hiểu về U Minh Giáo Chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tại sao Ngài có danh xưng này?
=> 06 Cách thức cúng dường Địa Tạng Bồ Tát và lợi ích đi kèm.
=> Câu chuyện tiền thân Địa Tạng Vương Bồ tát cứu mẹ khỏi Địa Ngục tăm tối.
=> Địa Tạng Vương Bồ Tát và Đường Tam Tạng có phải là một? Cách phân biệt các Ngài.
=> HỮU ÍCH – Phá Thai và Kinh Địa Tạng sám hối lỗi lầm phá thai.
=> KIẾN THỨC – Cầu bình an bằng Kinh Địa Tạng cho mẹ và thai nhi.
=> Kinh Địa Tạng hồi hướng cho người mới mất – Những điều nên biết!
=> Niệm Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát là gì? Ý nghĩa cầu Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.