Phật Giáo bắt nguồn từ đâu? 7 điều nên biết về Phật Giáo và văn hóa Việt Nam hiện nay.

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 5

Phật giáo Việt Nam không đơn thuần là sự kiện tôn giáo mà còn là văn hóa.

Chính nhờ sự ảnh hưởng văn hóa của Ấn Độ nên tạo ra sự đối trọng với ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, ngăn chặn khuynh hướng đồng hóa văn minh Trung Quốc tạo nên sự khác biệt văn hóa Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam hiện nay vừa giữ được những giáo lý căn bản của Đạo Phật ban đầu vừa có sự dung hòa phù hợp với văn hóa người Việt.

Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về đạo Phật nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng, cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia xin cung cấp các thông tin qua bài viết dưới đây.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

I, Giới thiệu về Đạo Phật hay Phật Giáo:

1/ Phật giáo là gì? Phật giáo bắt nguồn (xuất phát) từ đâu?

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 1

Đạo Phật dựa trên lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan , thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.

Phật giáo có nguồn gốc từ đâu? Phật giáo ra đời năm nào?

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya).

Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”.

Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

2/ Phật giáo ra đời như thế nào? Ý nghĩa sự ra đời của Phật Giáo:

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam

Phật giáo hướng đến việc con người tự giác ngộ để thoát khổ

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại.

Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân – Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp.

Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”.

Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền.

Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác.

Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến.

Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

Trong thời điểm bấy giờ xã hội Ấn Độ rất rối ren. Đây là thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phân chia giai cấp sâu sắc. Xã hội chia làm 4 giai cấp:

Phật giáo có mấy phái ?

Cùng với sự phân chia hệ phái của Phật giáo và với cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau về giáo lý Phật giáo, với tinh thần khế lý – khế cơ, từ hai phái lớn của Phật giáo lại được phân thành nhiều tông phái khác nhau. Có thể nói, sự hình thành các tông phái không phải là sự phân liệt, tranh chấp trong Phật giáo về quyền lợi, địa vị của Tăng chúng, cũng không phải là sự phủ định lẫn nhau mà đây chính là sự phát triển làm cho Phật giáo trở nên vững chắc.

Trước đây, Phật giáo có nhiều tông phái, sau này phần nhiều các tông phái có cùng khuynh hướng sát nhập lại với nhau, hiện tại có 10 tông phái của Phật Giáo:

1-Câu Xá tông

2-Thành Thật tông

3-Tam Luận tông

4-Pháp Tướng tông

5-Thiên Thai tông

6-Hoa Nghiêm tông

7-Luật tông

8-Thiền tông

9-Tịnh độ tông

10-Mật tông

Chín tông phái (từ 1 đến 9) thuộc loại bộ Hiển giáo. Trong Hiển giáo lại được chia ra Nam tông (1,2) và Bắc tông (từ 3 đến 9). Hiển giáo là thứ giáo lý có thể dùng ngôn ngữ để phát biểu, diễn đạt được. Hiển giáo là do Báo thân và Ứng thân Phật thuyết pháp.

Đối với Mật tông thuộc loại bộ Mật giáo, là thứ giáo lý không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Mật giáo là do Pháp thân Phật thuyết pháp, do đó giáo phái này còn được gọi là Chân Ngôn hay Chân Ngôn tông.

3/ Giáo lý của đạo Phật:

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 2

Tứ thánh đế là giáo lý cốt lõi của Phật pháp

Những giáo lý của đạo Phật đều được nhắc rõ ràng trong kinh sách, tuy nhiên có nhiều cách lý giải khác nhau bởi nhiều trường phái khách nhau tạo nên hệ thống triết lý khá phức tạp.

Giáo pháp của Phật giáo được tập hợp trong Tam tạng gồm:

Kinh tạng: là những bài giảng của chính Đức Phật hoặc các đại đệ tử của Ngài. Kinh tạng được chia làm 5 bộ: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng, bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh.

Luật tạng: Được ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, là tạng sách cổ nhất, nội dung thể hiện lịch sử phát triển của Tăng-già và các giới luật của người xuất gia.

Luận tạng: Hình thành khá trễ, thể hiện các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học.

Những giáo lý của Phật giáo được thể hiện trong các luận điểm như:

Tứ Thánh đế ( Tứ Diệu Đế): Đây là tư tưởng căn bản, côt lõi của Phật pháp.

Bốn chân lý giúp chúng ta nhận biết bản chất của sự khổ đau trong luân hồi, nguyên nhân và phương pháp giải trừ đau khổ.

Đức phật có dạy rằng cuộc đời có khổ đau ( gọi gọi là khổ đế) , có nguyên nhân ( gọi là Tập đế), có thể dập tắt ( gọi là Diệt đế), và con đường bát chánh đạo- Trung đạo sẽ giúp diệt khổ ( gọi là Đạo đế).

Tứ đế thể hiện đầy đủ về quá trình nhận thức các loại khổ đau, nguyên nhân, trạng thái không còn khổ đau và con đường thoát khổ.

Và để thoát khổ được thì phải nhận thức đúng đắn về đau khổ. Đó là quan điểm triết học mang tính duy lý.

Khổ đế: những khổ đau về: sinh lão, bệnh, tử; khổ tâm gồm: sống với người mình ghét, chia lìa người thân, những mong muốn mà không được như ý, chấp vào thân ngũ uẩn. Trước hết cần phải thừa nhận khổ đau, không nên trốn tránh, phớt lờ hay cường điệu hóa, nhận thức về khổ đau một cách toàn diện, sâu sắc.

Tập đế: Chính là nguyên nhân của khổ đau bao gồm: tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ. Khi tìm được đúng nguyên nhân đó trong luân hồi chuyển kiếp do vô minh và ái dục được chỉ rõ trong 12 nhân duyên.

Diệt đế: Đó là trạng trái không còn khổ đau, là sự giải thoát tận cùng chân thực, đó là hạnh phúc khi chấm dứt sự vô minh hay dục vọng của con người.

Đạo đế: Đây là chân lý con đường diệt khổ hay chính xác là phương pháp để diệt khổ gồm tám nhánh- bát chính đạo và xoay xung quanh ba trụ cột lớn Trí tuệ- Đạo đức- Thiền định. Pháp môn để giúp đến con đường bát chi thánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.

Bát chính đạo:

Đối với nhóm trí tuệ sẽ gồm có:

Chính kiến: Sự hiểu biết chân chính về nhân quả, duyên khởi, các sự vật hiện tượng một cách khách quan, không chi phối bởi cảm xúc, cảm tính, hiểu rõ 4 chân lý về khổ và cách thoát khổ. Từ đó có những cách cư xử không làm khổ bản thân và mọi người xung quanh.

Chính tư duy: Suy nghĩ đến việc từ bỏ chấp trước, ly tham, đoạn diệt, an tính, thắng trí và giác ngộ.

Đối với nhóm đạo đức:

Chính ngữ: Nói lời chân chính, sự thật, đoàn kết, mang tính xây dựng, đem lại sự an vui cho người khác.

Chính nghiệp: có nghĩa là hành vi chân chính nghĩa là không sát sinh, không trộm cắp, không ngoại tình. Nên thực hiện: chia sẻ cho những người kém may mắn hơn mình một cách hợp pháp, sống chung thủy một vợ một chồng, trọng thân.

Chính mạng: Có nghề nghiệp chân chính để nuôi sống bản thân, không nên làm nghề đồ tể, không sản xuất, buôn bán chất độc, gây nghiện.

Chính tinh tấn: Kiên trì làm những việc thiện, tiếp tục làm những việc thiện dự định làm, từ bỏ những việc bất thiện đang làm và dự định làm.

Đối với nhóm thiền định:

Chính niệm: nghĩa là làm chủ trong các giác quan trong cách đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, thức, ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống…

Chính định: có 4 tầng nấc thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền cùng với những phương pháp bổ trợ như tứ niệm xứ, quán hơi thở. Sau khi đạt nấc cao nhất sẽ dẫn tâm về Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

Khi chứng xong, hành giả giải thoát hoàn toàn đắc quả vị A-la-hán..

Ngoài ra, trong đạo Phật còn có khái niệm về nhân quả, luân hồi.

Nhân quả: chính là mọi sự việc đều là kết quả của nguyên nhân trước đó.

Nhân hay còn gọi là nghiệp, khi gieo nghiệp thì sẽ gặt quả. Từ nhân đến quả thì có yếu tố duyên. Nếu duyên có điều kiện thuận lợi thì thuận duyên, còn cản trở là nghịch duyên.

Tương tác về nhân quả khá phức tạp diễn ra liên tục hoặc song song gọi là trùng trùng duyên khởi.

Các nguyên nhân cùng loại nhưng trái chiều sẽ bù trừ cho nhau và cái nào mạnh hơn sẽ tạo ra kết quả.

Điều này có nghĩa là nghiệp đã gieo có thể chuyển hóa được nếu gieo nhân mới đối lập với nhân cũ.

Quan hệ nhân quả là quy luật tự nhiên khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Dù con người có tin hay không thì quy luật vẫn vận hành và chi phối vạn vật.

Luân hồi: Đó là quan hệ nhân quả xuyên suốt thời gian. Điều này chỉ ra rằng việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống.

Chết là hết 1 kiếp sống, còn tâm thức sẽ mang theo nghiệp đi tái sinh ở kiếp mới. Và hình thức có thể khác nhau cũng như sự chuyển đổi giữa các loài hoặc các thế giới như cõi súc sinh, cõi người, cõi a tu la, cõi trời. Quan hệ nhân quả sẽ tác động và chi phối cách thức luân hồi.

Còn luân hồi là còn khổ. Do vậy đạo Phật chỉ ra rằng chỉ có giác khổ thì mới thoát khỏi luân hồi nghĩa là biết cách đoạn diệt để không còn quan hệ nhân quả.

Ngoài ra, đạo Phật còn đưa ra những vấn đề như siêu hình học, nhận thức luận và thế giới quan để giúp mọi người hình dung rõ hơn về sự kết nối giữa vạn vật trong vũ trụ một cách khăng khít.

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 3

Nhân quả là quy luật tự nhiên khách quan

4, Lễ nghi và các ngày lễ quan trọng của Phật giáo:

Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư).

Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền…

Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):

– Tết Nguyên đán

– Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên

– Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia

– Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn

– Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát

– Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát

– Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát

– Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát

– Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh

– Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát

– Ngày 14/7: Lễ Tự tứ

– Ngày 15/7 : Lễ Vu lan

– Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát

– Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư

– Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà

– Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo

Đối với Phật giáo Nam tông Khmer còn có một số ngày lễ theo truyền thống người Khmer, như:

– Ngày 13 – 15/4 dương lịch: Lễ mừng năm mới (CholChơnam Thmây – Tết dân tộc của người Khmer);

– Ngày 30/8 dương lịch: Lễ cúng ông bà tổ tiên (lễ Donta)…

– Đầu tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khoá hạ): Lễ Dâng Y (hay lễ Dâng Bông);

– Ngày 15/10 âm lịch: Lễ cúng trăng (Okcombok).

II, Lịch sử hình thành và Phát triển của Phật Giáo Việt Nam:

1, Phật giáo và văn hóa Việt Nam :

Với sự phát triển của đạo Phật trên khắp thế giới đặc biệt ở Châu Á, Phật giáo cũng tìm chỗ đứng cho mình trong xã hội Việt Nam.

Vậy, Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào?

Phật giáo ở Việt Nam được truyền vào từ đầu Công nguyên bằng hai con đường gồm đường thủy thông qua việc mua bán trao đổi với các thương gia Ấn Độ, đường Bộ thông qua giao lưu văn hóa, buôn bán với Trung Quốc.

Do vậy Phật giáo ở Việt Nam mang sắc thái Ấn Độ và Trung Quốc.

Giáo lý của Đạo Phật bình đẳng, bác ái ,… nên thân thuộc với người dân Việt Nam.

Hơn nữa thời điểm này có sự tồn tại của tín ngưỡng bản địa của những người dân nông nghiệp lúa nước, sự hiển diện của Nho giáo, Đạo lão mà Trung quốc truyền vào tuy nhiên vẫn có những khuyết thiếu.

Và khi đạo Phật truyền vào đã bổ sung những chỗ thiếu hụt đó. Nhờ vậy Phật giáo Việt Nam được giao thoa với tín ngưỡng bản địa.

Trải qua 2000 năm với các thời kỳ lịch sử của đất nước, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội.

Phật giáo vào Việt Nam không đơn thuần là sự kiện tôn giáo mà còn là văn hóa.

Chính nhờ sự ảnh hưởng văn hóa của Ấn Độ nên tạo ra sự đối trọng với ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, ngăn chặn khuynh hướng đồng hóa văn minh Trung Quốc tạo nên sự khác biệt văn hóa Việt Nam.

2, Những đóng góp của Phật Giáo Việt Nam qua các thời kì:

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 4

Phật giáo ở Việt Nam thời Trần phát triển mạnh

Trải qua các triều đại phong kiến, thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Phật giáo Việt Nam đều có những đóng góp to lớn trong công cuộc hộ quốc, an dân. Công lao của Phật giáo Việt Nam đã được các triều đại, nhà nước và lịch sử Việt Nam ghi nhận.

Thời nhà Đinh có Thiền sư Ngô Chân Lưu (933 – 1011) được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm Khuông Việt Đại sư và phong chức Tăng thống đứng đầu Phật giáo cả nước vì những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Thời nhà Lý có Thiền sư Vạn Hạnh được vua Lý Công Uẩn phong làm Quốc sư vì đã có nhiều cống hiến để xây dựng nên sự thịnh vượng của vương triều Lý; ngoài ra còn có các vị Thiền sư: Đa Bảo, Sùng Phạm, Không Lộ, Mãn Giác, Viên Thông … là những danh tăng đã hết lòng phù trợ triều đình để xây dựng đất nước phát triển rực rỡ trong một thời gian dài…

Thời nhà Trần, đạo Phật tuy không trực tiếp tham gia vào các công việc triều chính như thời kỳ trước nhưng lại có đóng góp rất to lớn về các mặt tư tưởng, văn hoá, xã hội.

Các Thiền sư, Hoàng đế thời Trần đã lập nên một hệ tư tưởng cho Phật giáo Việt Nam, đó là Thiền phái Trúc Lâm và tiêu biểu là Đức vua Trần Nhân Tông sau khi rời bỏ ngai vàng đã khai sáng ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, nhiều Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Phật giáo Việt Nam đã tham gia đoàn quân cứu nước và nhiều vị đã anh dũng hy sinh thân mình cho Tổ quốc.

Nhiều ngôi chùa Phật giáo Việt Nam đã trở thành cơ sở cách mạng, nuôi giấu cán bộ, dự trữ lương thảo, quân nhu … phục vụ quân đội trong suốt những năm tháng chiến tranh.

3, Đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 5

Phật giáo Việt Nam hiện nay hướng con người đến sự chuẩn mực

Trên con đường hội nhập và phát triển tại Việt Nam, Phật giáo luôn thực hiện hai điều là khế lý và khế cơ nghĩa là đảm bảo giữ được chân lý, tư tưởng gốc Phật giáo đồng thời đảm bảo phù hợp với phong tục quốc gia.

Do vậy Phật giáo ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

Tính dung hòa:

Dung hòa giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa:

Đối với Phật giáo thờ Phật trong chùa, còn người Việt thường có phong tục thờ Thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, với 4 bị thần như: Mây- Mưa- Sấm- Chớp.

Và 4 vị thần được Phật giáo hóa gồm tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện.

Đặc biệt hệ thống thờ tổng hợp với nhau tạo nên những ngôi chùa thờ theo “ tiền Phật, hậu Thần ( Mẫu). Do vậy người dẫn vào trong một số ngôi chùa sẽ dễ dàng thấy Phật, ThầnThánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa,…

Dung hòa các tông phái Phật giáo:

Sau khi du nhập vào Việt Nam, các tông phái lại giao hòa với nhau.

Ví dụ những vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh ,.. giỏi pháp thuật, thần thông biến hóa; thiền tông kết hợp với Tịnh Độ Tông khi tụng niệm phật A di đà và Bồ Tát.

Các chùa Phật giáo miền Bắc phong phú tượng Phật, Bồ tát, A la Hán với tông phái khác nhau.

Các chùa miền Nam có xu hướng hài hòa giữa hai truyền thống truyền thừa,…

Dung hòa giữa Phật giáo với đạo Khổng, đạo Lão:

Tín ngưỡng truyền thống đầu tiên của người Việt tiếp nhận Phật giáo, sau Đạo Giáo và cuối cùng là Nho giáo để tạo thành Tam giáo đồng nguyên và Tam giáo đồng quy.

Ba tôn giáo này đã tương trợ lẫn nhau như Nho giáo giúp tổ chức xã hội, đạo giáo lo về con người, Phật giáo lo về kiếp sau con người.

Do vậy nhiều hình ảnh tam giáo tổ sư in đậm trong tâm trí người Việt với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa, bên trái là Lão Tử, bên Phải là Khổng Tử.

Phật giáo ảnh hưởng mẫu hệ:

Đó là lý do mà Phật giáo ở Việt Nam có phần nữ tính hóa.

Nhiều vị phật Ấn Độ với hình tướng Nam nhưng vào Việt Nam thành Phật bà như mẹ Quan Âm.

Ngoài ra trong đời sống người Việt còn có những vị Phật Mẫu riêng như Phật Mẫu, Phật Bà Chùa Hương, Quan Âm Thị Kính…

4, Sự hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam:

Từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật tồn tại và phát triển theo truyền thống sơn môn. Các sơn môn sinh hoạt độc lập, ít có sự liên hệ và chịu sự chi phối của các sơn môn khác.

Khi thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta, cũng là lúc Pháp mang theo văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo phương Tây truyền bá vào Việt Nam, mặt khác ra sức kỳ thị, chèn ép Phật giáo với mưu đồ xoá dần tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá truyền thống của người dân Việt.

Trong nước, Phật giáo không còn được sự ủng hộ như trước đây … Bản thân Phật giáo lúc này nặng về tín ngưỡng hơn tư duy.

Từ bối cảnh đó, một số Tăng Ni, Cư sĩ có tâm huyết và tinh thần đạo pháp, dân tộc đã quyết tâm chỉnh đốn lại bằng cách mở trường Phật học, dịch kinh điển sang chữ quốc ngữ cho Tăng Ni, Phật tử dễ học, dễ hiểu, xây dựng các cơ sở xã hội, ra các tờ tạp chí với mục đích giúp đỡ nhau cùng học Phật và hoằng pháp, nêu cao tinh thần dân tộc.

Chương trình học văn hoá cũng được đưa vào giáo dục cho Tăng Ni.

Phong trào “Chấn hưng Phật giáo” ở cả 3 miền Trung – Nam – Bắc trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với Dân tộc và Đạo pháp của Tăng Ni, Phật tử, nhất là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Cùng với các tổ chức cứu quốc khác, Phật giáo cứu quốc ra đời…

Phật giáo Việt Nam đã ý thức được rằng muốn có sức mạnh thật sự phải cùng nhau đoàn kết, tập hợp nhau trong một tổ chức để chấn hưng đạo pháp, bảo vệ văn hoá truyền thống, góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đó là lý do để Phật giáo tiến hành các cuộc vận động thống nhất Phật giáo trong cả nước:

Cuộc vận động thống nhất Phật giáo lần thứ nhất (năm 1951) với sự tham dự của 6 đoàn thể Phật giáo ở 3 miền;

Cuộc vận động thành lập Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ở các tỉnh, thành phố phía Bắc (năm 1957, 1958);

Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1964 tại miền Nam để thành lập nên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”.

Tuy nhiên, sự thống nhất của 3 cuộc vận động này chưa được trọn vẹn vì đây không phải là sự thống nhất của Phật giáo trên toàn quốc mà chỉ là sự thống nhất của một số tổ chức Phật giáo hay của một miền.

Cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước, thành lập GHPGVN

Đầu năm 1980, thể theo nguyện vọng của toàn thể Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử, các vị Giáo phẩm đại diện cho các tổ chức hệ phái lớn của Phật giáo họp tại thành phố Hồ Chí Minh và quyết định thành lập “Ban Vận động thống nhất Phật giáo” để xúc tiến cuộc vận động trong phạm vi cả nước, bao gồm đại diện của 9 tổ chức, hệ phái:

– Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc);

– Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang);

– Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh;

– Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam;

– Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam;

– Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer);

– Giáo phái Khất sĩ Việt Nam;

– Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông;

– Hội Phật học Nam Việt.

Tháng 11/1981 Đại hội thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168 vị Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái nói trên để thành lập nên một tổ chức chung của Phật giáo cả nước lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (GHPGVN).

Tại Lời nói đầu của Hiến chương, GHPGVN đã khẳng định: Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì”, và xác định “Phương châm hoạt động của GHPGVN là: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, “GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước”.

Hiến chương GHPGVN đã khẳng định: “Mục đích của GHPGVN là điều hoà, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới”.

5, Phật giáo Việt Nam hiện nay

Từ bao đời nay các vị thiền sư hoặc các vị anh hùng dân tộc Phật tử đã thấm nhuần lòng yêu nước, tạo nên sự mật thiết giữa phật giáo Việt Nam với tư tưởng Việt Nam.

Và thực tế trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều chùa chiền đã trở thành cơ sở nuôi dưỡng nhiều chiến sĩ cách mạng.

Có thể nói Phật giáo đã nhập thế cùng lịch sử dân tộc để giúp nhân dân tìm được cuộc sống tự do, bình đẳng của mình trong xã hội mới.

Phật giáo đã giúp cho người dân trở về gốc lương thiện, tốt đời đẹp đạo, biết ơn với tổ quốc, đồng bào, các vị anh hùng dân tộc và hun đúc một tư tưởng yêu nước nồng nàn.

Không chỉ có vậy, phật giáo Việt Nam hiện nay còn hòa mình vào mọi mặt trong cuộc sống của mỗi người dân, vào trong từng lĩnh vực để xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp.

Phật giáo nhập thế vào các vấn đề xã hội: giúp con người sống hướng thiện hơn, giúp gia đình êm ấm hơn bởi Kinh Ca Thi La Việt mà Đức Phật dạy về cách đối nhân xử thế của vợ và chồng với nhau, cũng như đề cao chữ hiếu trong mối quan hệ con cháu với ông bà cha mẹ và tổ tiên.

Hiện nay cũng nhiều cặp đôi chọn cách thức cưới tại chùa theo nghi thức Phật giáo, được gọi là lễ Hằng thuận.

Đây chính là nét văn hóa tâm linh đáng quý khi Phật giáo nhập thế vào vấn đề xã hội.

Đặc biệt với giá trị cốt lõi tâm từ bi, cứu khổ cứu nạn, nhiều tổ chức từ thiện Phật giáo đã tích cực tham gia công tác từ thiện đem lại những miếng cơm manh áo hay những mái nhà tình nghĩa cho các mảnh đời khốn khó.

Đối với vấn đề giáo dục, Phật giáo không đề cao niềm tin mù quáng mà lấy chính kiến làm nền tảng cho sự giải thoát.

Đó là sự động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Chỉ khi con người có trí tuệ và từ bi mới tránh xa các tệ nạn xã hội , bạo lực học đường, bạo lực trong gia đình, mưu mô, thủ đoạn tranh giành lợi ích.

Do vậy Phật giáo Việt Nam ngày nay luôn cần được giữ gìn và được lan tỏa đến mọi người thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Những di sản văn hóa của Phật giáo đã đem lại sắc thái dân tộc, mang đến sự đa dạng trong bản sắc văn hóa việt.

Hiện nay, nhiều tổ chức xã hội quyên góp công đức để khôi phục, tôn tạo chùa chiền…

Những việc này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là danh thắng nổi tiếng để du khách thập phương tham quan và chiêm ngưỡng.

Có thể nói trải qua bao nhiêu thời gian, chứng kiến mọi sự đổi thay của xã hội, thăng trầm lịch sử, nhưng Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng vun bồi những giá trị đích thức của cuộc sống.

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 6

Lòng từ bi, yêu thương được lan tỏa đến nhiều mảnh đời nghèo khó

 

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

 

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 2

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 5

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

mau tuong phat composite dep nhat noi thinh mua ban tuong phat o ha noi tphcm 23

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

tuong phat ba quan the am bo tat 3

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

tuong dia tang vuong bo tat ngoi de thinh nhua composite dieu khac tran gia 8 1

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

mau tuong phat pho hien bo tat dep tong hop hinh anh tuong phat dep nhat 4

* Tượng Phật A Di Đà.

hinh anh tuong phat a di da composite dep nhat 10

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

tuong dat ma su to nhua composite dieu khac tran gia 5

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

tuong phat di lac bo tat nhua composite dieu khac tran gia 3

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

tuong vi da ho phap tieu dien dai si tieu dien ho phap nhua composite dieu khac tran gia 5

 

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]

Trả lời