Kinh nghiệm thỉnh tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát – Những điều người trong nghề mới biết.
Nội dung bài viết
Việc thỉnh và thờ Phật là nét đẹp văn hoá tâm linh thiêng liêng và có truyền thống lâu đời tại Việt Nam, ngoài những vị Phật rất nổi tiếng được thờ nhiều như: Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ( Phật Tổ Như Lai), Đức Phật A Di Đà hay Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát… thì nhiều Phật tử còn thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát về thờ với mong muốn học tập và noi theo hạnh nguyện của các Ngài.
I/ Tìm hiểu về Văn Thù Phồ Hiền Bồ Tát:
Tại các đền chùa, chúng ta thường nhìn thấy bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh bao gồm ba vị Phật:
- Chính giữa là tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ( còn gọi là Phật Tổ Như Lai) : Ngài chính là nhân vật có thật trong lịch sử và là người sáng lập ra đạo Phật ngày nay.
- Bên phải là tượng một vị Bồ Tát cưỡi trên lưng sư tử, tay cầm thanh gươm bốc lửa: Ngài chính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, một thị giả đắc lực của Đức Phật được Đức Phật ban cho danh hiệu Đại Trí.
- Bên trái là tượng một vị Bồ Tát cưỡi voi , tay cầm hoa sen và quyển sách: Ngài chính là Phổ Hiền Bồ Tát, là trợ giả được Đức Phật ban cho danh hiệu Đại Hạnh.
Vào thời Đức Phật Thích Ca tại thế, hai vị Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù Sư Lợi, một vị biểu trưng cho Hạnh Nguyện, một vị biểu trưng cho Trí Tuệ có trách nhiệm hỗ trợ Đức Phật giáo hoá chúng sanh.
1/ Tìm hiểu về Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát và ý nghĩa thờ Phổ Hiền Bồ Tát:
Bồ Tát Phổ Hiền đại diện cho lý, định, hạnh , Ngài nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của mười phương Chư Phật.
Voi trắng sáu ngà Ngài cưỡi tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan: mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý…
Phổ Hiền Bồ Tát dạy rằng: Nếu chúng sinh nào nghe niệm danh hiệu của Ngài, thấy hoặc chạm đến thân Ngài hoặc nằm mộng thấy Ngài, tưởng niệm đến Ngài trong một ngày một đêm hoặc nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân Ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.
Bồ Tát Phổ Hiền chính là Phật bản mệnh của những người tuổi Thìn và tuổi Tỵ và hàng năm các tín đồ Phật giáo cử hành lễ Vía Phổ Hiền Bồ Tát đản sanh vào ngày 21/2 ( âm lịch) và ngày vía Phổ Hiền Bồ Tát thành đạo vào ngày 23/4 ( âm lịch).
Người Phật tử thờ tượng Phổ Hiền Bồ Tát và trì niệm danh hiệu của Ngài sẽ làm diệt đi sự tham lam ích kỷ mà được mở rộng tấm lòng, phát tâm bố thí giúp cho việc tu tập được hanh thông, phát tâm tu học, diệt trừ khổ não và đạt được thành tựu giải thoát.
Việc thờ tượng Phổ Hiền Bồ Tát để thể hiện mong mỏi nói theo tấm gương đạo đức và lĩnh hội ngọn đèn trí huệ của Ngài chứ đừng nên mong cầu phú quý, ban phước trừ hoạ.
2/ Tìm hiểu về Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và ý nghĩa thờ Văn Thù Bồ Tát:
Văn Thù Bồ Tát còn có tên gọi là Diệu Cát Tường, Diệu Đức hay Mạn Thù Thất Lỵ được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.
Bồ Tát Văn Thù thấu hiểu thấu hiểu Phật tính bao gồm cả ba đức: Pháp Thân, Bát Nhã và Giải Thoát nên Ngài là Thượng Thủ trong hàng Bồ Tát.
Chúng ta thường nhìn thấy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi trên lưng sư tử xanh, tay cầm thanh gươm bốc lửa dương cao để hàm ý chặt đứt mọi xiềng xích vô minh phiền não, đưa chúng sanh đến Trí Tuệ viên mãn.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chính là Phật bản mệnh cho những người tuổi Mão và hàng năm vào ngày 4/4 ( âm lịch) người Phật tử thường kỷ niệm ngày vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Việc người Phật Tử thờ kính tượng Đại Trí Văn Thù Sư Lợi là việc đề cao trí tuệ, nhắc nhở chúng ta hướng về trí tuệ sẵn có trong bản thân, chỉ có trí huệ mới mới đủ công năng để giải thoát chúng ta không phải hụp lặn trong sanh tử luân hồi.
Văn Thù Bồ Tát là tấm gương sáng để chúng ta học hỏi về trí tuệ giải thoát, chúng ta cần nỗ lực tu học để bù đắp trí tuệ, dùng lưỡi gươm trí tuệ để tự giải thoát mình và những người xung quanh khỏi phiền não vô minh, tiêu diệt tam độc tham sân si, dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức.
II/ Kinh nghiệm thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát – Phổ Hiền Bồ Tát.
1/ Xác định vị trí an vị tượng để xác định kích thước, chất liệu của tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát.
Khi muốn thỉnh tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát về thờ, gia chủ cần xác định xem sẽ an vị tượng tại vị trí nào: bàn thờ treo tường, bàn thờ gỗ, trên sân thượng hay ngoài trời… từ đó kết hợp với nguồn ngân sách dự trù sẽ tính toán ra được kích thước và chất liệu của tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát cần thỉnh. Gia chủ cần nắm rõ những yếu tố căn bản như sau:
- Những chất liệu phù hợp đặt ngoài trời, chịu được thời tiết nắng mưa khắc nghiệt: đá, nhựa composite, xi măng, đồng..
- Những vật liệu có giá bán không quá cao, phù hợp với túi tiền của đa số người dùng: nhựa composite, xi măng, gốm sứ..
- Những chất liệu có giá trị cao: đồng, bột đá, gỗ…
- Dựa vào kích thước bàn thờ, bệ đỡ sẵn có ( hoặc chuẩn bị làm) sẽ tính toán ra được kích thước của tôn tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát phù hợp ( dựa vào chiều cao, ngang, sâu của tượng).
- Gia chủ có thể tuỳ duyên thỉnh tượng Phật về rồi mới xem ngày an vị hoặc nếu đã xem ngày an vị trước thì cần hỏi rõ các cửa hàng, xưởng sản xuất tượng Phật xem tôn tượng cần thỉnh có sẵn hay phải đặt hàng, từ đó có quyết định phù hợp nhất.
2/ Lựa chọn mẫu mã tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát tại các cửa hàng, xưởng sản xuất tượng Phật uy tín, có thương hiệu:
Sau khi đã nắm sơ lược về kích thước và chất liệu của tượng Văn Thù Phồ Hiền Bồ Tát phù hợp, gia chủ cần liên hệ các cửa hàng, cơ sở sản xuất tượng Phật đáp ứng được yêu cầu, mẹo hay gửi đến quý Phật tử là nên trao đổi với các đơn vị phát hành qua điện thoại, facebook, zalo… trước để thống nhất sơ bộ về mẫu mã, giá cả, thời gian sản xuất… rồi nếu đủ duyên thì đến trực tiếp tận nơi để tham quan sản phẩm thực tế, tránh trường hợp mất công đội nắng mưa đến tận nơi nhưng lại không xem được sản phẩm ưng ý . Cần lưu ý các điểm sau:
- Liên hệ cửa hàng để hỏi xem các mẫu tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát có sẵn hàng không? Nếu có sẵn thì cách thức thanh toán ra sao? Nếu phải đặt hàng thì thời gian và cách thức thanh toán như thế nào?
- Hỏi kỹ về chế độ bảo hành tượng Phật, chi phí và thời gian vận chuyển đến tận nơi như thế nào.
- Khi đã biết về thời gian tôn tượng sẽ về đến gia đạo thì gia chủ sẽ chủ động liên hệ với sư thầy để xin ngày an vị tượng: có thể thỉnh tượng về chùa để sư thầy khai quang điểm nhãn rồi thỉnh tượng về nhà, hoặc gia chủ có thể thỉnh tượng về nhà rồi mời sư thầy đến nhà an vị tượng, hoặc nếu chưa đủ duyên thì gia chủ có thể tự mình làm lễ an vị cũng được.
- Song song với việc thỉnh tượng Phật, gia chủ cũng nên xúc tiến những việc khác như: xây bệ, đóng bàn thờ Phật, thỉnh nhang đèn và các vật dụng cần thiết trên bàn thờ.
Trên đây là những thông tin căn bản giúp ích cho việc thỉnh ( mua bán) tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát được thuận lợi hơn, còn nhiều kiến thức có thể Trần Gia quên chia sẻ hoặc chưa tiện chia sẻ trong bài viết này, nếu còn thắc mắc điều gì mong quý Phật tử hoan hỷ liên hệ Điêu Khắc Trần Gia để được tư vấn kỹ hơn theo thông tin sau:
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia
Cơ sở 1: 27 Đường số 1 , KP5, P Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 2: 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng.
Xưởng đúc đồng: 253 Lò Lu, KP1, P. Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Hotline: 0931.47.07.26
Email: [email protected]