Tượng Phật bằng đá tự nhiên nhờ những ưu điểm vượt trội nên được sử dụng rất nhiều trong các đền chùa.
Từ những tượng Phật đá lớn được trưng bày ở ngoài trời với kích thước lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm mét.
Các tượng Phật đá nhỏ hoặc tượng Phật bằng đá quý cao cấp, các tượng Phật bằng đá mỹ nghệ cũng được sử dụng để lập bàn thờ trong đền, chùa hoặc để ngoài trời tùy vào mục đích thờ tụng.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
I, Đá và nghề điêu khắc tượng Phật đá tự nhiên:
Nội dung bài viết
1, Vai trò của đá tự nhiên trong đời sống con người:
Đá tự nhiên có hầu hết ở khắp mọi nơi trong vỏ trái đất, đó là những khối khoáng chất chứa một hay nhiều khoáng vật khác nhau
Đá tự nhiên từ lâu đã gắn liền với đời sống và sự phát triển của loài người. Từ thời kì nguyên thủy sơ khởi, loài người đã biết dùng những công cụ bằng đá đầu tiên để phục vụ những công việc trong cuộc sống.
Trải qua hàng triệu năm phát triển cho đến ngày nay, đá tự nhiên vẫn đóng một vai trò vô cũng lớn trong tiến trình phát triển cảu xa hội loài người
Ứng dụng lớn nhất của đá tự nhiên hiện nay là vật liệu chính cho ngành xây dựng. Các công trình lớn nhỏ, từ dân dụng tới các công trình quy mô lớn đều phải sử dụng vật liệu đá làm một trong những vật liệu chính.
Đá tự nhiên được thiên nhiên tạo ra thông qua một quá trình lâu dài hàng triệu năm do vậy thì hầu như sức bền gần như là tuyệt đối, đá tự nhiên sẽ không chỉ rất tốt cho môi trường mà nó còn có ý nghĩa phong thủy của người Á Đông như đem đến cho gia chủ một nguồn năng lượng dồi dào, nhiều may mắn ở trong cuộc sống.
Ngoài sử dụng làm vật liệu xây dựng, đá còn dùng để điêu khắc tạo hình cho những tôn tượng. Tượng đá điêu khắc, tượng đá Mỹ nghệ là một trong những nghề có truyền thống lâu đời trên thế giới và Việt Nam.
Tượng đá trang trí trong phòng khách, tượng Phật đá trang trí trong vườn…tạo nên những nét đặc trưng và phong thủy rất tốt cho ngôi nhà của gia chủ.
Đá điêu khắc cũng được sử dụng rất đa dạng khác nhau. Từ những loại đá thông thường như đá granite, đá marble đến các loại đá quý như đá sapphire, đá thạch anh, đá mắt hổ…..
2, Sự phát triển của nghề điêu khắc tượng Phật đá trong lịch sử nhân loại:
Như đã nói ở trên, ngành điêu khắc tượng đá đã hình thành từ rất lâu đời trên thế giới. Những bằng chứng khảo cổ cho thấy từ rất lâu đời, con người đã khắc lên đá những hình ảnh trong đời sống cũng như tâm linh. Những bức tượng đá đã tồn tại qua hàng chục nghìn năm và thậm chí lên đến hàng triệu năm.
Trong nền văn hóa tôn giáo Á Đông, từ khi Đạo Phật hình thành và phát triển cũng kéo theo đó là việc các đền, chùa được xây dựng lên khắp nơi nhằm đáp ứng việc truyền bá đạo Phật cũng như việc thờ tụng của Tăng Ni, Phật tử
Tượng Phật bằng đá nhờ những ưu điểm vượt trội nên được sử dụng rất nhiều trong các đền chùa.
Từ những tượng Phật đá lớn được trưng bày ở ngoài trời với kích thước lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm mét.
Các tượng Phật đá nhỏ hoặc tượng Phật bằng đá quý cao cấp, các tượng Phật bằng đá mỹ nghệ cũng được sử dụng để lập bàn thờ trong đền, chùa hoặc để ngoài trời tùy vào mục đích thờ tụng.
Nghề Điêu khắc tượng Phật đá vì thế cũng được duy trì và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
Tuy có lúc gặp khó khăn và có dấu hiệu mai một ở các làng nghề Điêu Khắc tượng Phật đá. Tuy nhiên dần dần các làng nghề lâu đời tại Việt Nam cũng tìm được hướng đi đúng đắn để phát triển nghề Điêu Khắc Tượng Phật đá truyền thống
Một mảng phát triển không nhỏ hiện nay đó là các tượng phật đá phong thủy và mặt Phật bằng đá cũng được sử dụng trong phong thủy gia đình.
Song song với thờ cúng tượng Phật trong các đền chùa thì tượng Phật đá cũng được sử dụng để thờ tụng ở rất nhiều nơi khác.
Ví dụ:
Gia chủ lập bàn thờ Phật trong trong nhà
Đeo mặt Phật bằng đá bên mình để các vị Phật, Bồ Tát che chở trong đời sống.
Tượng Phật phong thủy và tượng Phật trang trí trong sân vườn.
Tượng Phật, Mặt Phật bằng đá để trên xe ô tô nhằm cầu mong sự bình an trên đường…
Tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới ở đâu?
Theo như công nhận của UNESCO thì tượng Phật bằng đá cao nhất nhất thế giới là Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên. Bức tượng được công nhận là di sản Thế Giới vào năm 1996 là bức tượng Phật tạc trong núi đá lớn nhất thế giới với chiều cao 71 mét.
II, Những làng nghề nổi tiếng Điêu khắc đá tại Việt Nam:
1, Làng nghề điêu khắc tượng Phật đá Non Nước:
Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ.
Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng đá Non Nước trước đây có tên Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ thế kỷ 18.
Người đầu tiên lập làng và khai sinh ra nghề đá là cụ Huỳnh Bá Quát ở Thanh Hóa.
Hiện nay, nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng.
Từ 349 hộ sản xuất kinh doanh vào năm 2004, đến nay làng nghề đã có hơn 20 doanh nghiệp và 475 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ.
Trước đây nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề được khai thác từ núi Ngũ Hành Sơn, nhưng trước nguy cơ mất đi một danh thắng lịch sử văn hóa, thành phố Đà Nẵng đã nghiêm cấm việc khai thác đá.
Hiện nay, nguyên liệu chủ yếu của làng nghề được cung cấp từ các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên…với sản lượng lên đến trên 25 ngàn tấn mỗi năm.
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây, các tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo đã được ra đời và theo chân du khách đi khắp cả nước, đến các nước như Pháp, Mỹ, Úc…
Những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề hôm nay đó là Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Việt Minh, Nguyễn Sang, Lê Bền…
Làng nghề sản xuất đá dạng sản phẩm từ điêu khắc trang trí gia dụng và tượng đá điêu khắc mỹ nghệ.
Bên cạnh đó, du khách khi đến làng nghề còn được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật đá Non Nước cực kỳ ấn tượng như tượng phật bà Quan Âm bằng đá, Tượng Di Lặc Phật bằng đá và rất rất nhiều tượng Phật đá đẹp khác được trung bày tại làng nghề.
Giá tượng Phật đá non nước là bao nhiêu?
Giá làm một bức tượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì thế khó có thể có giá cố định được, có thể xưởng này làm đá này, thợ tay nghề như thế này,… sẽ có một giá khác với xưởng khác.
Nhìn chung giá một tôn tượng Phật đá Non Nước phụ thuộc vào một số yếu tố chính như: mẫu tượng, kích thước tượng, chất liệu đá, độ tinh xảo của tôn tượng theo yêu cầu.
Quý Sư, Cô, Quý Phật Tử nếu có nhu cầu thỉnh tôn tượng đá non nước thì có thể tìm đế các cơ sỏ chế tác, điêu khắc và mua bán tượng Phật đá mỹ nghệ non nước.
Làng nghề Non Nước nằm ở Đà Nẵng nên các cơ sở mua bán tượng Phật ở Đà Nẵng thường có rất nhiều tôn tượng Phật đá non nước cho Quý Sư, Cô Phật tử tham quan và lựa chọn.
Nói về tượng Phật đá Đà Nẵng thì Tượng Quan Âm ở Đà Nẵng hay con gọi là Tượng Phật Bà Đà Nẵng là một công trình rất nổi tiếng tại Việt Nam.
2, Làng nghề điêu khắc Tượng Phật đá Ninh Bình:
Ninh Vân (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) là nơi có nghề chạm khắc cổ truyền nổi tiếng khắp cả nước đang vươn lên mạnh mẽ và từng bước khẳng định thương hiệu “làng đá mĩ nghệ”.
Nơi đây hầu như hộ gia đình nào cũng có người theo nghề đục, gọt, mài…đá. Nghề không chỉ góp phần làm cho lao động địa phương có công ăn việc làm tại chỗ ổn định và thu nhập cao mà còn khẳng định vị thế bức tranh quê ngày càng thay da đổi thịt.
Khác với những làng đá nổi tiếng khác, nét độc đáo của làng đá Ninh Vân chính là ở các sản phẩm đá mỹ nghệ được chế tác hoành tráng trên các công trình lớn như: đình, chùa, lăng mộ, tượng đài, phù điêu… Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, xưa kia, nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm tượng đá cho Kinh thành và đền chùa ở Hoa Lư, từ thời các vua Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009). Những người dân làng nghề cũng đã từng tới Thăng Long, theo Vua Lý Thái Tổ sinh cơ lập nghiệp, tạo nên những bức tượng đá, thành quách và chùa chiền từ thời Lý (1010 – 1225) qua thời Trần (1225 – 1400).
Nghệ nhân bậc thầy Hoàng Sùng, người gốc Thanh Hóa được coi là ông Tổ nghề chạm khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân. Cái tên làng đá Ninh Vân vốn là tên gọi chung của hai làng Xuân Vũ và làng Hệ. Trong đó, làng Hệ là nơi khởi đầu nghề điêu khắc đá, nơi còn lưu giữ văn bia ghi công ông Tổ nghề, ngày giỗ Tổ vào tháng 8 (Âm lịch) hàng năm.
Công trình khá nổi tiếng của làng nghề điêu khắc đá Ninh Bình là hơn 500 tượng La Hán đặt tại chùa Bái Đính.
III, Các loại tượng Phật Đá:
Tượng Phật bằng đá Sa thạch:
Đá sa thạch hay còn được gọi là đá cát kết là đá trầm tích vụn cơ học với thành phần gồm các hạt cát chủ yếu là fenspat và thạch anh được gắn kết bởi xi măng silic, canxi, oxit sắt…
Tượng Phật bằng đá sa thạch được ưa chuộng nhờ có độ bền rất lớn, càng để lâu càng rắn chắc và bền màu với thời gian.
Tượng Phật bằng đá Cẩm thạch:
Đá cẩm thạch là loại đá quý và rất được ưa chuộng tại thị trường châu Á, vì độ bền và đẹp tinh tế của nó. Chúng có cấu tạo đặc biệt từ các vi sợi và hạt nên chúng có được độ dai chắc cao nhất. Tượng đá cẩm thạch là một chất đá năng lượng mạnh dành chung cho mọi loại mệnh. Chính vì vậy những Tượng Phật bằng đá cẩm thạch và mặt Phật đá cẩm thạch có được độ bền chắc và toát lên phong thái cao quý của Phật.
Tượng Phật đá Thạch Anh:
Đá thạch anh là một loại đá quý hiếm, rất khó tìm thấy trong tự nhiên. Tại Việt Nam thì đây là loại đá quý chỉ đứng sau kim cương và ruby.
Trong tự nhiên đá thạch anh tồn tại dưới nhiều hình dáng kỳ lạ và đẹp mắt.
Chính vì sự quý hiếm cũng như hình dạng của đá mà việc tạo ra những bức tượng Phật từ đá thạch anh từ nhiên rất quý và giá trị kinh tế cũng cao hơn so với những loại đá thông thường khác.
Xét về phong thủy, tâm linh thì tượng Phật bằng đá thạch anh giúp xua tan tà khí, thanh lọc những luồng khí độc hại, đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho cuộc sống của con người.
Như một điều huyền bí nào đó giúp con người giảm bớt đi áp lực trong cuộc sống. Đá thạch anh có rất nhiều loại có thể làm tượng Phật như: tượng Phật đá thạch anh vàng, tượng Phật đá thạch anh tím, tượng Phật đá thạch anh trắng, tượng Phật đá thạch anh xanh, tượng Phật đá Thạch anh đen…
Tượng Phật đá mắt hổ
Đá mắt hổ cũng được dùng làm tượng Phật đá mắt hổ và mặt Phật đá mắt hổ. Đặc biệt nhiều người thường đeo Phật bản mệnh đá mắt hổ bên mình để cầu bình an may mắn.
Tượng Phật bằng đá xanh
Tượng Phật bằng đá trắng
Tượng Phật bằng đá đen
Tượng Phật bằng đá đỏ
Tượng Phật đá Ruby
Tượng Phật đá hổ phách
IV, Thỉnh tượng Phật Đá về đặt trong nhà:
1, Ý nghĩa của tượng Phật bằng đá
Ý nghĩa về tâm linh
Mỗi một bức tượng Phật bằng đá khác nhau lại mang một ý nghĩa riêng biệt, nhưng chung quy lại ý nghĩa đó đều xuất phát từ lòng từ bi, hỷ xả, làm việc thiện, tránh làm điều ác. Tượng Phật được các gia đình thờ cúng với mong muốn Phật phù hộ, cứu khổ cứu nạn, bảo vệ gia đạo bình an, may mắn, tài lộc hanh thông, gia đình hạnh phúc.
Ý nghĩa về phong thủy
Xét về mặt phong thủy, khi thỉnh tượng Phật bằng đá về thờ cúng tại nhà sẽ giúp cho ngôi nhà luôn được ấm áp, xua tan tà khí, trấn yểm yêu ma, kích thích nguồn năng lượng tốt lưu thông trong nhà. Ngoài ra nếu xét sâu hơn về ý nghĩa phong thủy, bạn có thể căn cứ vào ý nghĩa của vị Phật cũng như tính chất của loại đá làm tượng Phật để lựa chọn cho gia đình mình bức tượng Phật ưng ý và hợp với mong muốn nhất.
2, Những lưu ý khi đặt tượng Phật bằng đá tại nhà
Tượng Phật bằng đá là vật phẩm rất linh thiêng, vì vậy trong quá trình thỉnh tượng Phật đá về cho tới khi thờ cúng, bạn cần phải hết sức chú ý để tránh những điều không may mắn cho gia đình. Một số điều cần lưu ý như sau:
Thỉnh tượng Phật bằng đá
Tượng Phật đá khi mua về cần được thỉnh lên chùa nhờ sư thầy làm lễ khai quang. Sau khi làm lễ xong thì tượng Phật mới có tác dụng về tâm linh cũng như phong thủy. Đây là điều bắt buộc nếu bạn muốn thờ cúng Phật tại nhà.
Vị trí đặt tượng Phật
Tượng Phật bằng đá chính là biểu tượng hiện thân của vị Phật mà bạn thờ cúng, nên bạn cần thể hiện lòng thành tâm, tôn kính. Khi đặt tượng tại nhà bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không đặt tượng ở vị trí quá thấp
- Không đặt tượng Phật ở những nơi ẩm mốc, tăm tối, ngóc ngách trong nhà.
- Không đặt tượng tại phòng ngủ, chỗ sinh hoạt riêng tư.
- Không đặt tượng Phật gần nhà vệ sinh, nhà bếp, hoặc gần những khu chăn nuôi của gia đình.
3, Giá tượng Phật bằng đá:
Giá làm một bức tượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì thế khó có thể có giá cố định được, có thể xưởng này làm đá này, thợ tay nghề như thế này,… sẽ có một giá khác với xưởng khác. Nhìn chung giá một tôn tượng Phật đá phụ thuộc vào một số yếu tố chính sau:
Mẫu tượng:Mẫu tượng càng phức tạp thì giá điêu khắc càng cao thì ai cũng dễ hình dung. Nhưng điều lưu ý là đối với các mẫu thường làm thì giá cũng sẽ rẻ hơn đối với những mẫu yêu cầu riêng, vì mẫu quen sẽ dễ làm và nhanh hơn, còn mẫu lạ thì vừa làm vừa tính toán đo đạc và kiểm tra nên thời gian điêu khắc sẽ lâu hơn nên giá thành sẽ đắt hơn, còn tất nhiên tiền đá là không thay đổi, chỉ đội giá tiền công thợ điêu khắc lên thôi.
Kích thước tượng: Tất nhiên kích thước tượng càng to lớn hoặc cao thì giá sẽ cao hơn. Nhưng cũng lưu ý là tượng điêu khắc trên khổ đá 3 chiều là: Chiều cao, dài ngang và chiều sâu (dài) nên khi tăng lên bất kỳ một chiều nào thì các chiều khác cũng tăng tương ứng nên thực tế tượng tăng rất nhiều.
Ví dụ: Khi làm một tượng cao 1,5m với giá 15 triệu nhưng khi tăng lên 30cm nghĩa là tượng cao 1,7m thì dường như giá đã tăng lên gần 1,5 lần, còn khi tăng tượng từ 1,5m lên 1,9m thì tượng đã tăng lên 2 lần và vì thế khi tăng lên 20cm, hay 50cm thì giá tượng cũng tăng lên đáng kể theo tỷ lệ. Riêng đối với trường hợp chỉ muốn tăng chiều cao của đế lên để tăng chiều cao của tượng thôi thì giá không thay đổi bao nhiêu, ví dụ tượng cao 1,5m nhưng đế 30cm nay muốn tăng đế lên 50cm để tổng chiều cao tượng là 1,7m thì giá không tăng đáng kể bao nhiêu.
Chất liệu đá: Chất liệu đá làm tượng cũng là điều quan trọng cấu thành nên chất lượng cũng như giá một bức tượng, giá đá có thể chênh lệch gấp đôi, cùng một loại đá nhưng một viên đá đẹp có thể đắt hơn gấp đôi so với một viên đá xấu (dập, rạn, muối to,…). Vì thế khách hàng cũng nên nghiên cứu các loại đá để mua được những bức tượng đẹp và đúng giá.
Yêu cầu độ tinh xảo: Không phải một bức tượng nào cũng có giá như một bức tượng nào, vì tay nghề nghệ nhân, thợ điêu khắc là khác nhau, cũng như thời gian làm một bức cũng khác nhau, làm càng kỹ thì giá càng cao, tượng càng đẹp.
Trên thị trường có rất nhiều cở sở mua bán tượng Phật bằng đá. Từ tượng Phật đá giá rẻ đến các tượng Phật bằng đá quý cao cấp.
Tùy theo nhu cầu và khả năng, mục đích để mỗi người có thể tìm đến những cơ sở uy tín để thỉnh tượng phù hợp nhất
V, Cở sở điêu khắc, mua bán tượng Phật Đá uy tín:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị chế tác, sản xuất tượng Phật bằng đá. Tuy nhiên để tìm được đơn vị bán tượng Phật bằng đá chất lượng tốt, giá cả hợp lý, uy tín thì không hề dễ.
Quý Sư Cô, Phật tử có thể tìm đến các làng nghề lâu đời về điêu khắc tượng Phật đá như : Ninh Vân – Ninh Bình, Làng nghề Non Nước…
Ngoài ra tại các thành phố lớn cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở mua bán tượng Phật đá. Quý Sư, Cô, Phật tử có thể mua tượng Phật bằng đá ở Hà Nội, TP.HCM…
Trên thị trường cũng có những cơ sở nhập tượng Phật đá Đài Loan làm cho sự lựa chọn thêm đa dạng.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : dieukhactrangia@gmail.com