Có lẽ việc Tụng Kinh Niệm Phật hàng ngày dường như quá đỗi quen thuộc với mỗi Phật Tử. Niệm Phật là phương pháp tu rất dễ, chỉ cần niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật. Nhưng nếu chúng ta thực hành và đi sâu vào pháp môn này thì sẽ nhận ra trong cái dễ có cái khó.
Hiện nay, Niệm Phật đã và đang phổ biến đối với những ai đang trên bước đường tu học Phật. Tuy nhiên, cần hiểu rõ và có sự nhìn nhận sâu sắc hơn về niệm Phật, cũng như khái niệm và mục đích của niệm Phật để có thể vận dụng việc hành trì niệm Phật để đem lại sự an lạc cho tự thân.
Vậy Niệm Phật như thế nào? Tu Niệm Phật như thế nào là đúng? Niệm Phật như thế nào để có được công đức? Nên Niệm Phật khi nào và ở đâu?….
Hôm nay, Điêu Khắc Trần Gia sẽ cũng quý Phật Tử tìm về về Phương Pháp tu Niệm Phật
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
I, Niệm Phật:
Nội dung bài viết
1, Niệm Phật là gì?
“Niệm” có nghĩa là nhớ, suy nghĩ, “Phật” có nghĩa là giác ngộ. Như vậy, niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật hay nói rộng hơn là chúng ta luôn sống trong tỉnh thức và có chánh niệm trong mọi hành động.
Khi tâm ta bị chi phối bởi những tạp niệm thì ta sẽ dùng tiếng niệm Phật để lấn áp đi những dòng suy nghĩ tạp niệm ở trong lòng và có thể đặt tâm mình vào trong xâu chuỗi mà khi ta đang hành trì.
Lúc này, tiếng niệm Phật sẽ dần dần đi vào nội tâm ta và bản thân mình cần phải xóa bỏ đi những uế trược, phiền não trong lòng, từ đó ta có thể gạn lọc và chuyển đổi tâm của ta từ cái ác trở thành thiện, từ tạp niệm chi phối đưa đến sự thanh tịnh và giống với cảnh giới của chư Phật.
2, Lợi ích của việc Tụng kinh Niệm Phật hàng ngày:
Nghe Niệm Phật có tác dụng lợi ích gì?
Niệm Phật có ý nghĩa gì?
a, Niệm Phật để đưa đến sự nhất tâm
Làm sao để ta áp dụng niệm Phật trong các vấn đề sinh hoạt hằng ngày. Khi ta đang làm một việc gì đó, không thể nào chúng ta vừa làm rồi miệng lại niệm Phật cùng một lúc được, có khi lại gây ảnh hưởng xấu. Do vậy, khi làm bất cứ việc gì, chúng ta tập trung nhìn nhận rõ, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là cái cần phải gạt lọc, đó là ta đã sống trong giây phút của tỉnh thức rồi, việc này đồng nghĩa với việc chúng ta niệm Phật.
b, Niệm Phật để được giải thoát
Công dụng Niệm Phật là để được giải thoát, vậy từ giải thoát là gì? Chữ giải có nghĩa là mở, thoát là ra, nhưng đôi khi chúng ta không hiểu rõ rồi lại nhìn chữ giải thoát này ở một mức độ cao siêu xa vời. Chúng sinh luôn bị Tam độc Tham – Sân – Si chi phối trong lòng, do đó việc niệm Phật là làm sao thoát khỏi sự ràng buộc của ba yếu tố này.
Giải thoát nằm ngay ở trong tâm thanh tịnh của mỗi người. Tâm của ta có sự an lạc, giải thoát tâm hồn thì ngay đó ta sống với thế giới thanh tịnh của chư Phật. Chúng sinh ai cũng có Phật tính sáng suốt, nhưng bị vô minh che lấp, nên không nhận ra được tự tính sáng suốt của mình. Vì vậy, việc tu niệm Phật giúp ta trở về bản thể thanh tịnh của chính mình. Có nhiều người cũng nghĩ rằng, niệm Phật để được đức Phật tiếp dẫn về một thế giới nào đó. Điều này vô tình lại làm chúng ta thiếu đi niềm tin vững chắc vào khả năng tu tập của chính mình.
Trong kinh Đức Phật dạy, ví như chúng ta trồng một cây nằm ở hướng tây thì khi gió đến, nó sẽ ngã theo chiều của hướng tây. Cũng thế, nếu như hằng ngày ta luôn vun bồi và tạo nhiều công đức lành thì kết quả an lạc sẽ đến với ta và khi mất thân này chúng ta sẽ được tái sinh vào một cảnh giới an lành. Cũng giống như người ăn cơm nếu ăn một bát thì no theo một bát, nếu ăn nhiều thì no nhiều, nhưng tự thân họ cũng có lương thực để an lòng. Do đó, tùy vào mức độ mà ta tu tập nhiều hay ít thì tự thân sẽ được sinh vào cảnh giới thích hợp với quá trình công phu tu tập của mình.
c, Niệm Phật để được vãng sinh
Vãng sinh là sự kết thúc của cuộc đời này để sinh qua một thế giới khác, hay nói nghĩa rộng hơn, đó là cách chuyển hướng thay đổi từ cách sống này sang một lối sống mới. Ví như trước giờ ta sống trong sự giận hờn, buồn phiền và không làm chủ được tâm hồn. Nhưng khi hiểu được sân là nguyên nhân đưa đến sự đau khổ, lúc này chúng ta liền khắc phục sai lầm và thay đổi tích cực mạnh mẽ, đó là chúng ta đã chuyển đổi từ một cuộc sống sân hận thành một cuộc sống bao dung tha thứ, và đó cũng chính là vãng sinh. Cũng giống như một người ham hút thuốc nhưng khi phát hiện mình bị bệnh nên lập tức bỏ ngay sự ham muốn ấy, có nghĩa là người này đã thay đổi từ một thói xấu chuyển thành một đức tính tốt thì đó cũng gọi là vãng sinh.
Như vậy, không cần phải chết mới được vãng sinh mà ngay trong đời sống hiện tại ta cũng đã được vãng sinh rồi. Vì vậy, vãng sinh là sự thay đổi từ những đức tính xấu ác của con người để trở về con đường thánh thiện, từ một người với thói quen đầy sự ích kỷ, nhỏ nhen trở thành một người có tấm lòng bao dung, độ lượng và cao hơn nữa đó là từ phàm phu bước lên một bậc của thánh hiền.
Hành giả tu tập, niệm Phật cần phải thực tập và áp dụng việc niệm Phật vào trong đời sống hằng ngày để chúng ta tìm được nguồn an lạc hiện thực và luôn luôn trong thế giới của Đức Phật, đoạn dứt những phiền não để trở về bản thể thanh tịnh vốn có của mình, và đó mới là mục đích cao cả của việc niệm Phật.
3, Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”
Vì sao chúng ta lại niệm Nam Mô A Di Đà Phật?
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật có có tác dụng gì?
Chúng ta đừng nên nghĩ rằng niệm A Di Đà là vì Đức Phật đó có công năng lớn hơn những vị Phật khác. Bởi khi đã thành tựu quả vị Phật, các Ngài đều có mười danh hiệu như nhau, có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Nhưng vì sao chúng ta không chọn niệm một vị Phật nào khác ngoài Đức Phật A Di Đà?
– Vì Phật A Di Đà được chúng ta biết đến qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta niệm Phật là tôn trọng và nghe theo lời giáo huấn của vị Bổn sư của mình.
– Căn cứ trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà đều muốn tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tây Phương an lạc. Trong đó có lời nguyện rằng:“ Tất cả chúng sanh 10 phương có lòng tin yêu về cõi ta nếu niệm từ một đến mười niệm mà ta không tiếp dẫn thì ta không thành Chánh giác, trừ ngũ nghịch.
– Căn cứ vào kinh A Di Đà nói rằng: Khi niệm Phật từ 1 ngày đến 7 ngày nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sanh về Tây Phương.
– Căn cứ vào câu chuyện của hoàng hậu Vi Đề Hi, khi bà ngán ngẫm cảnh trần thế nhiều tranh đưa, con giết cha đoạt ngôi, bà đã hỏi Đức Phật cảnh giới thanh tịnh để tu hành hướng đến. Khi ấy Đức Phật đã hiện cảnh 10 phương chư Phật và bà đã chọn cảnh giới Tây Phương Cực Lạc để tu tập hướng đến. Lúc đó Đức Phật đã khuyên bà nên nhất danh chấp trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà.
Vì thế, vào thời Đức Phật, danh hiệu Phật A Di Đà đã có mặt và có căn cứ rõ ràng trong sử sách.
– Dựa vào bài kinh cho rằng: Vào thời mạt pháp căn cơ chúng sanh cạn mỏng, vạn ức người tu ít người đắc độ, nương theo pháp môn Tịnh độ sẽ được giải thoát
– Các tổ và thiền sư cũng khuyên chúng ta nên niệm Phật. Chẳng hạn như Thiên Như thiền sư dạy rằng: Vào thời mạt pháp, kinh sách diệt hết chỉ còn lưu lại câu A Di Đà Phật, nếu ai không tin đọa vào địa ngục.
Như thế, có rất nhiều lý do để chúng ta chọn pháp môn Niệm Phật và tin đây là một pháp môn mang đến sự an vui và sự vi diệu cho người tu tập.
Một câu niệm Phật lọt vào tai
Dứt nghiệp oan khiêng, dứt đọa đày
Đức phật Di Đà đài sen ngự
Tiếp người mê lộ thoát trần ai
4, Niệm Nam Mô Dược Sư Phật có tác dụng gì?
Chúng ta ai cũng biết 10 phương chư Phật thì trong 8 phương và phương trên phương dưới (trời đất) là 10 Phương đều có chư Phật nhiều như cát song hằng. Vậy tại sao các Tổ và các Thầy tu theo Tịnh Độ lại chỉ chú ý đến Tây Phương Cực Lạc? Mà trong khi Kinh Dược Sư lại được Ngài Văn Thù Sư Lợi là Pháp Vương Tử – trí Tuệ Bậc nhất thưa thỉnh. Vậy Đông Độ Lưu Ly chủ gì???
Nếu chúng ta tinh ý một chút sẽ thấy mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây, nên sáng thì thức dậy làm việc, sinh hoạt bình thường trong ngày, còn chiều tối thì về nhà ngủ nghỉ.
Khi chúng ta xem 12 đại nguyện của Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và 48 đại nguyện của Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật thì chúng ta có thể hiểu một bên chủ về đời sống hiện tại của những người còn cần có đời sống, cần lo cho hạnh phúc gia đình, cần phải làm ăn, cần phải phấn đấu vì sự nghiệp mà lợi lạc chúng sinh; còn bên kia chủ về sự Xuất Thế, phước đức lớn, nhiều tiền duyên với Phật Pháp, người thỏa mãn, người đang chờ chết, người tha thiết mong cầu chết và được chết để trở về thế giới A Di Đà.
Dĩ nhiên, nó sẽ rất tốt cho những người đã có duyên lành, thắng thiện, không nhiều nghiệp quả, cả đời hạnh phúc, sẵn sàng buông xả, và đang mong cầu vãng sanh Cực Lạc… thì nên tiếp tục Niệm Nam Mô A Di Đà Phật vậy!!!
Còn là người bình thường, hay những người nghiệp quả dày đặc, ăn mặc thiếu thốn, bệnh tật đầy người khi đang thanh niên, hoặc như đã nói trong 12 đại nguyện của Đức Dược Sư mà niệm A Đi Đà Phật thì khác nào nước bên phương đông khát gần chết mà lại đi tìm bên phương Tây!
Hơn nữa, Đức Phật Thích Ca lại dạy “nếu trong hàng tứ chúng: bí sô, bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca, và những thiện nam, tín nữ đều thọ trì tám phần trai giới, hoặc trong một năm, hoặc mỗi năm ba tháng, vâng giữ giới pháp làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sinh về chỗ Phật Vô Lượng thọ ở thế giới Cực Lạc Tây Phương đặng nghe chánh pháp, nhưng nếu chưa quyết định, mà niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị Đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng sinh trong những hoa báu đủ màu…”.
Hoặc “chúng sinh gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn, hoặc trúng phải những thứ ếm đối (bùa ngải) đồ độc, hoặc bị hoạnh tử, hoặc bị chết non”, thì trì chú Dược Sư còn gọi là bạt trừ nhất thế nghiệp chướng sẽ được diệt trừ tất cả khổ não.
Cho nên là người nghèo hèn, bệnh tật, đau khổ, nhiều nghiệp lực nặng nề muốn hiện đời được mọi điều tốt đẹp, cuối đời hạnh phúc và vãng sanh Tịnh Độ thì dĩ nhiên là nên trì Chú Dược Sư và niệm Nam Mô Dược Sư Phật.
II, Nên niệm Phật ở đâu
1, Đến Chùa tụng kinh Niệm Phật hàng ngày:
Quý Phật Tử nên đến các Đền Chùa để tiến hành tụng kinh Niệm Phật hàng ngày. Khi Đền chùa, Quý Phật tử sẽ có được một không gian yên tĩnh, thanh tịnh cũng như trang nghiêm. Đồng thời cũng có được những điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc tụng kinh Niệm Phật
Với sự phát triển của Phật Giáo tại Việt Nam, các Đền Chùa gần như hiện diện khắp nơi trên mọi miện tổ quốc. Quý Phật tử có thể đến các đền chùa ở địa phương mình đang cư ngụ để Niệm Phật hàng ngày.
2, Tụng kinh Niệm Phật hàng ngày ở các Niệm Phật Đường:
Cũng như đền chùa, Niệm Phật Đường cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước nhằm phục vụ việc tụng Kinh Niệm Phật của Quý Phật Tử.
Một số Niệm Phật đường nổi tiếng của người Việt:
- Niệm Phật đường Liên Hoa – Quan Âm Phật Đài
- Niệm Phật Đường Hải Đức Bang Texas – Hoa Kỳ
- Niệm Phật Đường A Di Đà tọa lạc tại huyện Buôn Đôn
3,Tụng kinh Niệm Phật hàng ngày tại gia:
Trong bối cảnh kinh tế, cũng như những năm gần đây là dịch bệnh Covid-19. Việc tới Đền Chùa, Niệm Phật Đường để tụng kinh niệm Phật hàng ngày không phải lúc nào cũng thuận tiện. Vì vậy, tụng kinh niệm Phật tại gia là một lựa chọn tốt trong việc tu tập niệm Phật.
Để phục vụ việc tụng kinh niệm Phật tại gia, đầu tiên quý Phật tử nên lập một bàn thờ Phật và bài trí một cách trang nghiêm trong nhà.
Một số mẫu bàn thờ Phật tại gia
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay cũng bán đa dạng các loại máy đài niệm Phật để giúp đỡ việc tụng kinh Niệm Phật được dễ dàng hơn. Trong đó có những bài Niệm Phật tại gia, những Bài kinh niệm Phật hàng ngày có sẵn cho quý Phật tử.
Có thể kể tới một số loại đài niệm Phật như:
- Đài niệm phật 20 bài
- Đài niệm phật kèm thẻ nhớ
- Đài niệm phật năng lượng mặt trời
- Máy Niệm Phật 4 chữ
- Máy Niệm Phật 6 chữ
Quý Phật tử có tìm mua thỉnh Máy đài niệm phật ở khắp nơi, đặc biêt ở các Thành Phố lớn có bán như mua đài niệm Phật tại Hà Nội, mua máy niệm phật giá rẻ ở TPHCM….để có những bài Niệm Phật hay nhất.
III, Niệm Phật như thế nào? Cách niệm Phật:
Niệm Phật gồm có: trì danh niệm Phật , quán tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật.
Nhưng trì danh niệm Phật là phương pháp quan trọng nhất, dễ hành trì và dễ thành tựu.
Khi trì danh niệm Phật có hai loại: Niệm gấp và niệm quởn
1, Niệm gấp:
Niệm gấp là niệm nhặt, liên tục nối tiếp nhau không dứt.
Đây là cách dành cho những người niệm Phật nhưng bị tâm vọng tưởng chi phối, cần niệm nhanh để nương tựa hồng danh chư Phật ngăn vọng tượng phát khởi.
Chúng ta có thể niệm là Nam Mô A Di Đà Phật hoặc nếu vọng tưởng vẫn còn nhiều thì sẽ lượt luôn hai từ Nam Mô.
Cần niệm cho đến khi thành thói quen, câu niệm Phật tự vang động trong lòng và vọng niệm bớt đi thì chúng ta chuyển sang niệm quởn.
2, Niệm quởn:
Niệm quởn là niệm nhẹ nhàng, khoan thai, có ngữ điệu trong tâm. Cách này áp dụng khi ngồi thiền, khi tâm hồn đã lặng rồi.
Tuy nhiên cách niệm quởn sẽ dễ bị hôn trầm (buồn ngủ). Cách đối trị tình trạng này như thế nào? Có những người kêu đứng dậy đi hay là sám hối v.v…
Nhưng mà thời khóa người ta 2 tiếng đồng hồ người ta mới mãn.
Thì khi ấy chúng ta nên niệm nhiếp miệng, có thể thành tiếng nhỏ hoặc tiếng to nếu không vượt qua cơn hôn trầm đó.
IV, Kinh Niệm Phật Ba la mật
1, Kinh niệm Phật Ba la mật là gì?
Kinh Niệm Phật Ba La Mật là một quyển kinh chuyên thuyết minh về pháp môn niệm Phật.
Mục đích là để cho hành giả Tịnh độ hiểu rõ yếu nghĩa của phương pháp niệm Phậtmà thật hành cho đúng pháp.
Có thế, thì hành giả mới mong đạt được kết quả cứu cánh viên mãn như ý nguyện.
2, Nguồn gốc kinh niệm phật ba la mật?
Kinh này nguyên tác bằng Phạn văn và đã được lưu hành rất sớm ở Trung Quốc. Vào thời đại Ðông Tấn ( 317 – 419 Tl ) ở Trung Hoa, có một bậc cao Tăng nổi tiếng tên là Cưu ma la thập, thuộc triều đại Diêu Tần, Ngài đã dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Ðây là một trong số nhiều dịch phẩm của Ngài.
3, Các bản dịch Kinh Niệm Phật Ba la mật:
Tại Việt Nam đang lưu hành các bản dịch Kinh Niệm Phật Ba la mật sau:
Kinh Niệm Phật Ba la mật Thích Thiền Tâm do Cố cao tăng Thích Thiền Tâm phát nguyện dịch kinh từ Hán văn ra Việt văn.
King Niệm Phật Ba la mật Thích Nhật từ giảng giải.
Kinh Niệm Phật Ba la mật giảng giải của Cư sĩ Tịnh Hải sưu tầm và dịch ra Việt văn.
Tải Kinh Niệm Phật Ba la mật pdf TẠI ĐÂY
Nghe Tụng Kinh Niệm Phật Ba la mật mp3 – Thích Huệ Duyên tụng:
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : dieukhactrangia@gmail.com