Phật Giáo Việt Nam – Sự Tích Cuộc Đời Phật Hoàng Trần Nhân Tông

bao tuong dong phat hoang tran nhan tong yen tu

Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Trần Nhân Tông hay Vua Phật Việt Nam.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

I, Tiểu sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông

1, Phật Hoàng Trần Nhân Tông là ai?

duc vua phat hoang tran nhan tong 1

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308) tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt.

Ông trị vì từ ngày 8 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.

Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước.

Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.

Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

2, Sơ lược về Đức Vua Trần Nhân Tông:

duc vua phat hoang tran nhan tong 3

Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi.

Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông – Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc.

Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị – xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành.

Năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt huy động đã một lực lượng lớn (theo Đại Việt sử ký toàn thư là 50 vạn người) tấn công Đại Việt.

Quân dân Đại Việt ban đầu gặp nhiều tổn thất; nhưng dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, Thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyển tình thế và đánh bật quân Nguyên ra khỏi đất nước.

Sau đó, 2 vua Trần và Hưng Đạo vương tiếp tục lãnh đạo dân Việt đánh bại một cuộc xâm lược khác của Mông – Nguyên vào năm 1287.

Hào khí Đông A quật cường chiến thắng, Ngài đã cảm hứng bằng hai câu thơ để cổ vũ quân, dân như sau:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

Dịch nghĩa là:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng”

Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, xã tắc thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, Ngài đã có nhiều chính sách củng cố triều đình, phủ dụ và đoàn kết toàn dân xây dựng, phát triển quốc gia Đại Việt vững mạnh, trường tồn.

Đặc biệt là chính sách hòa giải, Ngài đã xóa bỏ mọi lỗi lầm trước đó của các quần thần, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Về ngoại giao, Ngài đã thực thi phương sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với các nước lân bang.

3, Những công lao to lớn với đất nước:

duc vua phat hoang tran nhan tong 4

Đánh đuổi giặc ngoại xâm: Có lẽ thành tựu về quân sự thì khó có thời kỳ lịch sử phong kiến nào của nước ta có thể bì kịp đời vua Nhân Tông với 2 lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

Đối với Triều Đình, quần thần, Đức Vua Trần Nhân Tông đã có chính sách hòa giải hợp lý để tạo nên khối đại đàon kết dân tộc.

Xây dựng đất nước phồn thịnh, ấm no: Giai đoạn trị vì của vua Trần Nhân Tông là thời kỳ mà xã hội rất ổn định. Vua biết cách thu phục nhân tâm. Dân chúng cả nước đồng lòng, đồng sức vì Vua. Trường lớp rất được mở mang, Nho học được toàn thịnh. Việc thi cử đã được mở theo định kỳ để lấy người tài giỏi ra giúp nước.

Tạo ra chính sách ngoại giao tốt với các nước lân bang. Lấy phương châm chủ đạo “ Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo”

II, Sự tích Phật Hoàng Trần Nhân Tông:

1, Xuất gia tu hành:

duc vua phat hoang tran nhan tong 6

Ngay từ nhỏ, Ngài theo học đạo với Tuệ Trung Thượng sĩ, và được Thượng sĩ hết lòng hướng dẫn, trao truyền những yếu nghĩa thiền tông.

Ngài đã ngộ ra chân lý đạo màu khi đọc lời dạy: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (dịch nghĩa là: Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được).

Ngài tôn thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy, và thường tới chùa Tư Phúc trong kinh thành Thăng Long để tụng kinh, tọa thiền, sám lễ Tam bảo, thấu đạt cả nội điển và ngoại điển.

Sau khi quốc gia, xã tắc được bình yên, Ngài trở về hành cung Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình ngày nay) xin xuất gia cầu đạo với Quốc sư Huệ Tuệ, khởi đầu cho sự nghiệp tu hành của người xuất gia tam giới.

2, Xây dựng dòng Thiền Phái Trúc Lâm Yên tử:

duc vua phat hoang tran nhan tong xuat gia

Cuộc đời Phật Hoàng Trần Nhân Tông gắn liền với dòng Thiền Phái Trúc Lâm Yên tử. Ngài thành lập và phát huy dòng Thiền Phái Trúc Lâm rộng khắp đất nước.

Năm 1299, Ngài từ hành cung Vũ Lâm trở về kinh thành Thăng Long, rồi thẳng tiến lên núi Yên Tử (nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh), tinh cần tu hạnh đầu đà lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà.

Ngài cho dựng chùa, giảng pháp, độ Tăng. Người học Phật quy tụ về Yên Tử rất đông.

Đồng thời, Ngài đã thống nhất ba dòng thiền: Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường thành lập lên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc Đạo”, “Hòa quang đồng trần” là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt.

Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được gìn giữ và lưu truyền qua các thời đại, các thế hệ Phật giáo Việt Nam mà ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể kế thừa tinh hoa nhập thế đồng hành cùng dân tộc.

3, Truyền giảng đạo Phật khắp mọi miền:

duc vua phat hoang tran nhan tong 2 e1629087502722

Xuất gia tu hành chứng ngộ tinh túy của thiền tông và với tinh thần nhập thế sâu sắc, Hương Vân Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông đã thường xuyên đi các nơi để giảng dạy Phật pháp.

Ngài không chỉ ở hoằng pháp ở khắp vùng thành thị, thôn quê mà còn du lãm ra cả các vùng đất bên ngoài; không phải chỉ ở trong nước, mà còn đến cả các nước lân bang.

Năm 1301, Ngài đến trại Bố Chính (nay là Lệ Thủy, Quảng Bình) lập am Tri Kiến (nay là chùa Hoằng Phúc, huyện Lệ Thủy) tu hành, nắm vững tình hình và thực hiện hành trình hóa độ cho các nước láng giềng, phía Nam tới Chiêm Thành.

Quốc vương Champa rất kính cẩn thỉnh mời Ngài giảng giải giáo nghĩa thiền tông.

Thông qua Phật pháp, Ngài đã tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang.

Kết quả là vùng đất châu Ô, châu Lý tức châu Thuận, châu Hóa mới được sáp nhập vào Đại Việt do vua Chế Mân dâng làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa. Thiền phái Trúc Lâm cũng được hoằng hóa với sự xuất hiện của nhiều ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh cho các cư dân từ Bắc vào sinh sống trên vùng đất mới mà còn là công trình văn hóa khẳng định chủ quyền của dân tộc cùng với việc truyền bá văn hóa Đại Việt.

Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp các địa phương, xóm làng trong nước để khuyến khích muôn dân giữ gìn năm giới, tu hành thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan, xây dựng chính tín.

Mùa đông cùng năm đó, vua Trần Anh Tông dâng biểu thỉnh mời Điều Ngự vào đại nội trong cung để truyền giới Bồ tát cho các vương công, bá quan văn võ, quần thần.

Năm 1307, niên hiệu Hưng Long thứ 15, tại am núi Ngọa Vân, trong số các đệ tử là thiền sư Pháp Loa, Bảo Sát, Bão Phác, Pháp Không, Pháp Cổ, Huệ Nghiêm, Pháp Tràng, Hương Tràng, Hương Sơn, Mật Tạng…, Đức Điều ngự Trần Nhân Tông đã trao truyền y bát và viết tâm kệ trao cho Tôn giả Pháp Loa làm nối dõi truyền thừa Trúc Lâm.

Năm 1308, ngày mùng 1 tháng giêng năm Mậu Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 16, tại Cam Lộ đường chùa Siêu Loại (nay là Gia Lâm, Hà Nội), Điều Ngự Trần Nhân Tông đã trao chức vụ trụ trì chùa Báo Ân cho Ngài Pháp Loa và truyền tâm ấn phong làm Đệ nhị Tổ Trúc Lâm trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông.

Đức Điều Ngự trở thành Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, Ngài thường lui tới các chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Duơng, Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, chùa Từ Lâm, chùa Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các lễ hội.

4, Lễ giỗ Phật Hoàng Trần Nhân Tông:

le gio phat hoang tran nhan tong

Ngày mùng Một, tháng 11 năm Mậu Thân – 1308, Sơ Tổ Điều Ngự Trần Nhân Tông nhập diệt tại đỉnh Ngoạ Vân, am Tử Tiêu, núi Yên Tử, thọ thế 51 năm.

Vào 1.11 âm lịch hàng năm là lễ giỗ (nhật niết bàn) của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Ngày nay, Thiền phái Trúc Lâm là dòng thiền có sức sống mạnh mẽ, lan tỏa, bởi nó chứa đựng giá trị cao đẹp gắn kết giữa đạo và đời.

Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, về Yên Tử, mỗi phật tử thuần thành như tìm lại chính mình, làm cho tâm thanh tịnh để phấn đấu làm nhiều việc có ích cho đời.

Những ngày cuối tháng 10 âm lịch hàng năm là dịp để không chỉ các du khách trong nước mà còn có các đoàn khách du lịch nước ngoài hành hương về Yên Tử.

Với họ, đây là thời điểm có ý nghĩa trong năm vì gắn liền với ngày giỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Đền Thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng được lập ở nhiều nơi trên khắp đất nước.

III, Những Di tích lịch sử về Phật Hoàng Trần Nhân Tông:

1, Thiền Viện Trúc Lâm:

Các Thiền Viện thuộc Thiền Viện Trúc Lâm ngày nay do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi xướng tại Việt Nam.

19 Thiền Viện Trúc Lâm tuyệt đẹp tại Việt Nam:

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

thien vien truc lam yen tu

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

thien vien truc lam bach ma

Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm

thien vien truc lam giac lam

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

thien vien truc lam phuong hoang

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

thien vien truc lam tay thien

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

thien vien truc lam chanh giac

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

thien vien truc lam phuong nam

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

thien vien truc lam da lat

Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc

thien vien truc lam sung phuc

Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng

thien vien truc lam ham rong

Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức

thien vien truc lam tue duc

Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Quang

thien vien truc lam tue quang

Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp

thien vien truc lam chinh phap

Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc

thien vien truc lam ho quoc

Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh

thien vien truc lam tra vinh

Thiền viện Trúc Lâm Thiên Trường

thien vien truc lam thien truong

Thiền viện Trúc Lâm Chơn Không

thien vien truc lam chon khong 1

Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên

thien vien truc lam chan nguyen

Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ

thien vien giac lam vien ngo

2, Sách kinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông

sach kinh phat hoang tran nhan tong

Trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, Sơ Tổ Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã chủ trì cho khắc in Đại Tạng kinh và biên soạn kinh sách, ngữ lục.

Qua đó, Ngài đã để lại cho hậu thế kho tàng pháp bảo vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tông thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trung Hưng Thực Lục, Truyền Đăng Lục v.v….

Cốt lõi nhất là bài kệ Pháp thân thường trụ trước khi nhập diệt Ngài nói cho đệ tử hầu cận là Thiền sư Bảo Sát:

Nhất thiết pháp bất sinh;

Nhất thiết pháp bất diệt;

Nhược năng như thị giải;

Chư Phật thường tại tiền;

Hà khứ lai chi hữu”.

Được dịch nghĩa là:

Tất cả pháp không sinh;

Tất cả pháp không diệt;

Ai hiểu được như vậy;

Thì chư Phật hiện tiền;

Nào có đến có đi”.

3, Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử:

bao tuong dong phat hoang tran nhan tong yen tu

Phật Hoàng Trần Nhân Tông được lập tượng thờ ở nhiều nơi. Vậy Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở đâu là nổi tiếng nhất?

Pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nổi tiếng nhất hiện nay chính là Pho tượng Đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử.

Vị Trí xây dựng Bảo Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nằm trong tuyến bộ hành đường đá tự nhiên, từ khu vực tượng đá An Kỳ Sinh lên chùa Đồng, khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh).

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông Yên Tử được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái – Bắc Ninh, Ý Yên – Nam Định và được đặt tại khu An Kỳ Sinh, Yên Tử

Tượng nặng hơn 138 tấn và cao 12,6m, đài sen cao hơn 2 mét, thân tượng chân dung tượng (phần ngực, cổ và đầu) cao 9,9 mét.

Tượng được dựng trên khu đất rộng 2.200 m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các công trình khác.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

 

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 2

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 5

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

mau tuong phat composite dep nhat noi thinh mua ban tuong phat o ha noi tphcm 23

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

tuong phat ba quan the am bo tat 3

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

tuong dia tang vuong bo tat ngoi de thinh nhua composite dieu khac tran gia 8 1

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

mau tuong phat pho hien bo tat dep tong hop hinh anh tuong phat dep nhat 4

* Tượng Phật A Di Đà.

hinh anh tuong phat a di da composite dep nhat 10

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

tuong dat ma su to nhua composite dieu khac tran gia 5

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

tuong phat di lac bo tat nhua composite dieu khac tran gia 3

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

tuong vi da ho phap tieu dien dai si tieu dien ho phap nhua composite dieu khac tran gia 5

 

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]

Trả lời