HỮU ÍCH – 6 điều nên biết về Phật Giáo Đại Thừa ( Bắc Tông ) và Tiểu Thừa ( Nam Tông ).

phat giao bat nguon tu dau phat giao va van hoa viet nam 4

Có bao nhiêu hệ phái Phật giáo? Sự khác nhau giữa các tông phái là gì ?

tuong pho hien bo tat van thu bo tat nhua composite

Với bề dày lịch sử phát triển hơn 2500 năm và được lan tỏa từ Ấn Độ ra khắp nơi trên thế giới, điều này đã giúp nhiều người biết đến đạo Phật từ đó hình thành nhiều trường phái khác nhau gắn liền với các phương pháp tu tập khác nhau.

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các trường phái Phật giáo, cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia xin cung cấp các thông tin đầy đủ qua bài viết dưới đây.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

1/ Sự phân chia trường phái Phật giáo hình thành khi nào ?

Bản chất về giáo lý Phật giáo không có sự phân chia tông phái.

Thực chất sự phân chia này bắt đầu xảy ra vào thời kỳ 100 năm sau khi Tất Đạt Đa mất.

Lần phân chia đầu tiên này là do sự bất đồng trong việc thay đổi 10 điều giới luật.

Mặc dù sự thay đổi này không phải quá lớn nhưng tạo nên sự tách biệt tăng đoàn.

Và sau này khi Phật giáo lan truyền sang các nước khác thì tạo nên các trường phái khác nhau.

Sự phân tách này không phải mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi mà là sự khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật cũng như văn hóa của từng khu vực.

2/ Tại sao có sự phân chia trường phái Phật giáo?

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sự phân chia thành nhiều phái Phật giáo:

Khi Tất Đạt Đa còn sống, ngài đã dùng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau và tùy vào trình độ, khả năng tiếp nhận và hoàn cảnh của mỗi người để truyền giảng Phật giáo.

tai hinh anh bia phat giao dep nhat 6

Đức Phật đã dùng nhiều cách thức để truyền đạo

Sự linh hoạt và phong phú trong Phật giáo đã dẫn đến nhiều sự lý giải cũng như lời truyền giảng khác nhau.

Phật giáo đã tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài và lan tỏa ra nhiều quốc gia.

Để thích nghi với môi trường cũng như phong tục tập quán, cần có sự chuyển đổi để phù hợp.

Phật giáo không phải hình thức cứng nhắc của đạo giáo mà là các phương pháp thực hành để giúp các tín đồ chứng ngộ được chân lý.

Do vậy sự phân hóa ra phương pháp tu và chứng đạo cũng là phản ánh hiện thực của đạo Phật.

Sự khác nhau về cách tiếp nhận, quan điểm cũng là một điều tất yếu để hình thành nên các trường phái khác nhau.

Trong mấy trăm năm đầu, giáo lý chỉ được truyền lại bằng miệng và đọc tụng bằng trí nhớ, không có hệ thống ghi chép Kinh, thường do các cá nhân nhớ và hiểu. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt.

Hơn nữa trong thời điểm đầu của giáo hội, sự chuyên biệt cho nhóm học tu để ghi nhớ từng bộ phận khác nhau về giáo lý.

Điều này cũng tạo nên sự phân chia trường phái sau này.

3/ Hiện nay Phật giáo có mấy phái?

Xuyên suốt lịch sử, Phật giáo có nhiều hệ phái và 2 tông phái chính là Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông ( hay còn gọi là Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa ), và một nhánh thứ ba hướng Bắc truyền gọi là Phật giáo kim cương thừa.

Khái niệm Phật giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa được xuất hiện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa .

Các thuật ngữ Tiểu thừa ( cỗ xe nhỏ) và Đại Thừa ( cỗ xe lớn) xuất phát từ kinh văn thuộc kệ Bát Nhã, làm hạ thấp Tiểu Thừa và nâng cao Đại Thừa.

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua

Thời kỳ Đức Phật còn giống, Phật giáo lan truyền bằng hình thức truyền miệng

Sau này, 2 khái niệm Phật giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa chỉ mục đích để phân biệt 2 trường phái này chứ không mục đích nâng cao hay hạ thấp.

Và để tránh hiểu lầm, các học giả đề xuất sử dụng từ nghĩa trung lập là Phật giáo Nam Tông hay còn gọi là Nam truyền Phật Giáo phổ biến ở Nam Á và Phật giáo Bắc Tông hay còn gọi là Bắc Truyền Phật giáo phổ biến ở Bắc Á.

Nhiều người hay thắc mắc về Phật giáo Việt Nam là Đại Thừa hay Tiểu Thừa?

Theo lịch sử thì Phật giáo Nam tông hay Tiểu Thừa du nhập vào Việt Nam từ năm 1930.

Trong khi đó Phật giáo Bắc Tông đã du nhập với bề dày lịch sử phát triển sâu rộng. Do vậy Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Bắc Tông hay Tiểu Thừa.

4/ Phật giáo Nam Tông

Phật giáo Nam Tông hay còn gọi là Phật giáo Nam Truyền ( Thượng Tọa Bộ) hay Phật giáo Tiểu Thừa.

Đây là một nhánh của Phật giáo Nguyên Thủy. Nhưng ở Việt Nam được gọi là Phật giáo Nguyên Thủy dù thực tế phái này chỉ hình thành khi Phật giáo chia tách thành các bộ, các phái từ hội nghị kết tập lần 2.

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua 8

Phật giáo Nam Tông được xem là Phật giáo Nguyên Thủy

Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản của Phật giáo Nam Tông là tiếng Pali- một ngôn ngữ phổ biến ở Ấn Độ trong thời kỳ Đức Phật còn sống.

Các bài thuyết pháp của Đức Phật đều được Tôn giả A Nan ghi nhớ.

Và các giáo lý được thông qua hình thức truyền miệng hàng trăm năm cho đến khi Tam Tạng Kinh Điển (tripitaka) ra đời.

Sau đó đươc dịch theo nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Thông thường các tu sĩ của phái này vẫn học ngôn ngữ Pali để có thể tiếp cận chính xác giáo lý của Đức Phật.

Phái Phật giáo Nam Tông chỉ rằng chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt.

Theo trường phái này có rằng chỉ có mình tự giải thoát cho bản thân và không thể giải thoát cho người khác.

Và chỉ có Đức Thích Ca là Phật duy nhất, những người bình thường không thể thành Phật.

Việc cứu độ chúng sinh chỉ có Phật mới làm được.

Do vậy ở các ngôi chùa Phật giáo Nam Tông chỉ thờ tượng Phật Thích Ca ở chính điện, không có pho tượng nào khác.

Giáo lý của Phật giáo Nam Tông: Hai giáo lý quan trọng của trường phái này là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo .

Đức Phật nhận ra rằng việc thoát khỏi luân hồi trước hết phải phân biệt rõ các chân lý trong Tứ Diệu đế.

Đầu tiên phải thấu hiểu, thứ hai là từ bỏ, thứ ra ngộ ra và thứ tư là phát triển.

Chỉ khi thực hiện những điều trên mới đem đến sự giác ngộ, chấm dứt mọi sự thiếu hiểu biết, đau khổ, tham ái, và nghiệp chướng.

Mục tiêu của các giáo lý Đức Phật tập trung vào Vô thường, Vô ngã và Niết Bàn.

Phật giáo Nam Tông chỉ ra rằng con người chỉ thoát được sinh tử luân hồi thì mới đến được Niết Bàn.

Khái niệm Niết Bàn là cõi hư vô, không có khổ não.

Muốn đạt tới thì con người phải từ bỏ cuộc sống thế tục và phải tuân chỉ các giáo quy của tôn giáo.

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua 2

Con người muốn đạt đến Niết Bàn phải thoát khỏi sinh tử luân hồi

Phương tiện để đạt được giác ngộ truyền thống là thông qua thiền Vipassana hay gọi là Thiền Minh Sát.

Dạng thiền này đòi hỏi sự tuân thủ kỷ luật về cơ thể, tư tưởng và kết nối, tránh những điều tiêu cực, tích lũy mọi điều tích cực và thanh lọc tâm trí.

Theo Phật giáo Nam Tông, thiền là phương thức mà có thể thay đổi bản thân, do vậy họ dành nhiều thời gian hành thiền.

Khi đạt được Niết Bàn, họ được gọi là các vị A la hán.

Phật giáo Nam Tông nhấn mạnh tầm quan trọng của tu viện.

Mọi người có thể tham gia mọi lứa tuổi.

Người mới được gọi là Sa di, tu sĩ là Tỳ Kheo, cộng đồng tu viện là tăng đoàn. Mỗi nhà sư phải nắm rõ 227 quy tắc và 5 điều cấm của Phật giáo để:

Tuyệt đối không được làm hại chúng sinh

Tuyệt đối không được lấy những thứ không được cho phép

Tuyệt đối không được có hành vi tình dục sai trái.

Ngăn những lời nói sai như: nói dối, nói tầm phào, ác khẩu.

Tuyệt đối không sử dụng những thứ gây nghiện.

Các nhà sư không được sử dụng tiền bạc.

Y phục phật giáo Nam Tông:

Y áo Phật giáo Nam Tông ngày nay theo luật tạng Pali quy định.

Căn cứ theo lời Phật dạy chiếc y giống như thửa ruộng.

Vì ruộng lúa có lợi ích cho mọi người, còn y phục tượng trưng cho phước điền của Chư Thiên và loài người.

Do thửa ruộng nhiều bờ đê nên y phục trong luật tạng được quy định là y 5 điều, y 7 điều, y 9 điều, y 11 điều.

Phật giáo Miến Điện là tam y ( y tăng già lê, y vai trái, y nội)

Ở Việt Nam, chư tăng Nam Tông thường mặc 5 điều.

Hình thức tam y, quả bát được giữ nguyên.

Tỳ kheo bên trong có Giới, Định, Tuệ còn bên ngoài sẽ có tam y và nhất bát.

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua 3

Y Phục Phật giáo tượng trưng cho Phước Điền và loài người

Về màu sắc y phục Phật giáo Nam Tông là màu hoại sắc nghĩa là màu da bò, màu vàng đậm, màu măng cụt.

Riêng đối với tu nữ Nam Tông Việt Nam có 3 màu: màu trắng, màu hồng và màu nâu, cộng thêm khăn giới màu vàng.

Đối với người xuất gia là đầu tròn, y phục và bình bát.

Tuy là hình thức nhưng giúp các tu sĩ tu tâm dưỡng tính, chuyển mê khai ngộ. Tài sản của người xuất gia là tam y, quả bát.

Tam y mục đích che thân, bình bát để nuôi sống qua ngày.

Hiện nay, nhiều người thắc mắc về Phật giáo Nguyên Thủy có ăn chay không? Thực chất Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm ăn thế nào cũng được, tùy duyên ăn để đảm bảo sức khỏe mà hành trì Giáo pháp.

Ngay cả Đức Phật không đặt thành vấn đề ăn chay hay mặn. Bởi sự giải thoát không phải do nơi ăn mà là do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý.

5/ Phật giáo Bắc Tông

Phật giáo khi lan truyền và thích nghi với bản xứ nên hình thành Phật giáo Bắc Tông hay Bắc truyền.

Ngoài ra còn được gọi là Phật giáo Đại Thừa hay Phật giáo Phát triển.

Phật giáo Đại Thừa nghĩa là con đường cứu vớt lớn được xem là tôn giáo cải cách so với Phật giáo Nguyên Thủy.

Phật giáo Đại Thừa chỉ ra rằng những người theo đạo Phật không chỉ giải thoát cho bản thân mà có thể giúp nhiều người giải thoát.

Phật giáo Bắc Tông chủ trương mọi người có thể đến Niết Bàn với sự cố gắng của mình.

Trường phái này không chỉ thừa nhận Đức Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều vị phật khác như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc,…và nhiều người có thể thành Bồ Tát như Quan Thế Âm Bồ Tát , Địa Tạng Vương Bồ Tát , Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát , Phổ Hiền Bồ Tát …

Do vậy có thể trả lời câu hỏi “ Phật giáo Đại Thừa thờ ai ? ” đó là thờ nhiều Phật, Bồ Tát.

Bồ Tát chính là những người đã tu luyện, đáng được đến Niết Bàn nhưng vẫn tự nguyện ở trần gian để cứu độ chúng sinh.

Ở Việt nam, Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát được nhiều người lựa chọn để thờ nhất.

hinh anh phat ba quan the am bo tat 3d dep nhat 15

Quan Âm Bố Tát được nhiều người Việt lựa chọn để thờ

Phật giáo Bắc Tông cho rằng ngay trong quá trình sinh tử luân hồi cũng có thể đạt được Niết Bàn.

Theo trường phái này, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các Vị Phật.

Ngoài ra, Phật giáo Bắc Tông còn tạo ra địa ngục để trừng trị những kẻ phạm tội, làm điều xấu, điều ác.

Đối với Phật giáo Bắc Tông, tăng sĩ thọ Tỳ kheo giới phải thọ nhận 250 giới cấm. Một tỳ kheo ni phải thọ 348 giới.

Cũng như Nam Tông, Phật giáo Bắc Tông luôn giữ tư tưởng cốt lõi của đạo Phật là từ bi, bác ái.

Do vậy, tăng sĩ tỳ kheo còn phải thọ thêm Bồ tát giới để có thể giúp đỡ nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội mà không bị vi phạm giới luật.

Phật giáo Đại Thừa đã được truyền bá sâu rộng trên thế giới, đặc biệt là Châu Á: Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi sang Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Trong quá trình đó được chia ra nhiều chi phái như:

Tịnh độ tông:

Đây là một pháp môn quyền khai của Phật giáo.

Mục đích của pháp môn này là tu học nhằm được tái sinh ở Tây phương Cực lạc của Đức phật A Di Đà .

Đặc tính của Tịnh độ tông là đức tin ở Phật và sức mạnh của Ngài.

Do vậy phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A di đà và quán tưởng Cực Lạc.

3 bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ Tông chính là Vô lượng thọ kinh, adiđà kinh, Quán vô lượng thọ kinh.

Mục đích niệm danh là chế ngự tâm.

Thông thường các tu sĩ sẽ đặt cho mình phải niệm bao nhiêu lần.

Pháp môn này cho rằng quán niệm sẽ giúp nhìn được Đức Phật A Di Đà và 2 vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.

Thiền tông:

Hay còn gọi là Phật Tâm Tông.

Tổ sư của pháp môn này là một tông phái Phật giáo Đại Thừa từ Ấn Độ và truyền bá ở Trung Quốc.

Tuy nhiên các thiền sư trong phái này coi sự tách biệt tông phái của mình không thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa.

Trong phái này không phế bỏ kinh sách nhưng không khuyên chấp vào kinh sách, mà kinh sách là phương tiện chứ không phải là mục đích.

Mục đích của các thiền sư là liễu ngộ Phật tính, nhìn rõ tâm mình, thoát khỏi sinh tử luân hồi và sống với tâm thanh tịnh.

Nếu có nhân duyên thì giúp người cùng tu tập ngộ đạo với mình.

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua 4

Thiền sư nhìn rõ tâm mình, sống trong sự thanh tịnh

Thiên thai tông:

Đây cũng là một tông phái từ Trung Quốc.

Giáo pháp của tông phái này lấy trên kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Do vậy còn gọi là Pháp Hoa Tông.

Pháp môn này cho rằng mọi hiện tượng dựa vào nhau và bản chất của chúng là tính không.

Mọi hiện tượng là biểu hiện của một thể tuyệt đối gọi là Chân Như.

Quan điểm này thể hiện tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật.

Cái toàn thể và riêng lẻ là một, đan lồng vào nhau, cái này chứa cái kia.

Phương pháp tu tập của pháp môn này là thiền chỉ quán và chứa các yếu tố mật tộc như Chân ngôn và mạn đồ la.

Hoa nghiêm tông:

Hay còn gọi là hiền thủ tông, đây là một tông phái của Trung Quốc.

Giáo lý của phái này lấy Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh làm căn bản.

Chủ trương của Hoa Nghiêm Tông cho rằng mọi vật đều bình đẳng và có tác động lẫn nhau.

Tất cả mọi vật đều từ một mà ra, giáo pháp này gọi là nhất thể.

Và là các hiện tượng của pháp giới, xuất hiện đồng thời.

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua 5

Đạo Tràng Hoa Nghiêm chủ trương sự nhất thể

Hoa Nghiêm Tông cho rằng mọi sự vật trong thế gian gồm Tứ pháp giới và lục tướng.

Đối với pháp tông này, điều quan trọng là phân biệt chân lý, dứt trừ điên đảo, tâm thanh tịnh là giải thoát.

Pháp tướng Tông:

Cũng là một tông phái Phật Giáo.

Đây là pháp môn hình thành ở Ấn Độ.

Giáo lý của pháp này lấy từ bộ Duy thức luận và Thành Duy Thức Luận.

Nhà sư Huyền Trang dịch 2 bộ này sang tiếng Hán và phát triển ở Trung Quốc.

Tông phái cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều thể hiện của Thức mà có.

Cho nên không có thực. Chỉ có thức có thật và hàm chứa tất cả. Có 8 thức trong Phật giáo gồm: Nhãn thức, Tỷ thức, Thiệt Thức, Nhĩ Thức, Mạt na Thức, ý thức, Thân Thức, A lại Gia Thức.

Tam luận tông:

Là một tông phái của Phật giáo Đại Thừa.

Tên của tông phái này xuất phát từ ba bộ luận căn bản gồm:

Trung quán luận

Thập nhị môn luận

Bách luận

Tông chỉ của tông phái này này phát triển giáo lý trung đạo.

Và đây là cứu cánh của thiền đình, loại bỏ ý tưởng về có và không.

Y phục Phật giáo Bắc Tông:

Y phục của Phật giáo Bắc tông được chia ra gồm y phục thường nhật và y phục nghi lễ.

Với y phục thường nhật được chia 2 loại gồm thường phục trong chùa và tiếp khách.

Thông thường, y phục mặc trong chùa là màu vàng, nâu, lam và quần dài.

Đối với người mới xuất gia thì mặc màu lam.

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua 6

Y phục Phật giáo Bắc Tông phân định khá rõ ràng

Khi tiếp khách hoặc ra ngoài thì chư tăng sẽ mặc áo dài màu nâu, còn chư ni mặc áo dài màu lam.

Đối với áo thường nhật và áo nghi lễ khác nhau lớn nhất là ống tay áo.

Đối với áo thường nhật ống nhỏ, còn áo nghi lễ ống rộng hơn.

Y phục nghi lễ thường mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo.

Và Y phục Phật giáo Bắc Tông nghi lễ còn có áo hậu, chư tăng mặc áo vàng, chư ni mặc áo lam.

Ngoài ra còn có thêm áo cà sa màu nâu hoặc vàng tùy theo cấp bậc.

Áo cà sa là do nhiều mảng vải nhỏ ghép theo quy cách riêng.

6/ Phật giáo Kim Cương Thừa là gì ?

Phật giáo Kim Cương Thừa là một trường phái xuất hiện tại Bắc Ấn Đồ.

Tông phái này bắt nguồn từ Đại Thừa được thâm nhập vào Tây Tạng, Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Nga. ..

phat giao bac tong dai thua va nam tong tieu thua 7

Phật giáo Kim Cương Thừa với phương pháp tu luyện huyền bí

Ra đời từ gốc Phật giáo Bắc Tông và kết hợp với phương pháp tu học huyền bí.

Tông phái này lấy căn cứ ở Đại Nhật Kinh đồng thời lấy bí mật Chân ngôn làm tông chỉ nên cũng gọi là Mật tông.

Hầu hết phái này được hướng dẫn bởi vị Đạo sư với nhiều phép tu luyện gọi là Đát Đặc La.

Tông phái này hay sử dụng Chân ngôn và mạnh nhất ở tây Tạng nên có thể gọi là Phật giáo Tây Tạng.

Có thể nói Kim Cương Thừa là con đường giải thoát đặc biệt của Phật giáo.

Triết lý của Phật giáo Kim cương thừa được dựa trên Bát nhã ba la mật, giáo lý Hoa nghiêm và Duy thức học.

Sự kết hợp giáo lý này với hình thức ấn, chú, mandala… tạo nên sự khác biệt của tông phái này.

Chân ngôn của Tông phái dựa trên thuyết lục đại bao gồm: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức.

Phương pháp thực hành tu tập của phật giáo mật tông gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn phát triển để tăng trưởng thiện xảo, giai đoạn thành tựu để chứng đắc toàn tri.

Sự giải thoát của trường phái này là do tự thân, bỏ hết chấp trước mà theo Đại ngã với phương thức Tam mật là Thân, Khẩu, Ý.

Thực tế, triết lý và phương pháp hành trì của Phật giáo Mật Tông vẫn xây dựng dựa trên cơ bản theo Giới- Định- Tuệ như con đường tu tập của Phật giáo.

Phương pháp này có mối quan hệ mật thiết với Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa .

Sự khác nhau cơ bản là phương pháp huyền bí của tông phái này.

Các Phật tử của Phật giáo Tây Tạng ăn mặn.

Bởi sự thật là người dân Tây Tạng từ xưa cho đến nay vẫn là người ăn rất nhiều thịt.

Lý do chính yếu là 2 yếu tố thời tiết và địa dư.

Phần lớn đất đai ở đây nằm trên độ cao khiến cho việc trồng trọt, canh nông là việc bất khả thi.

Trên đây là các tông phái của Phật Giáo cũng như nét đặc biệt của mỗi tông phái. Thực chất Phật giáo chỉ có một, nhưng do quá trình truyền miệng khá lâu, đồng thời do căn cơ của người tiếp thu cao thấp, thời đại và hoàn cảnh sống khác nhau nên có sự lý giải khác nhau.

Trải qua bao nhiêu năm, nhưng Phật giáo vẫn có sức sống bền chặt trong cuộc sống của người dân khắp nơi trên thế giới và là chân lý để giúp mọi người hướng đến sự viên mãn nhất của cuộc đời.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

 

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 2

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 5

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

mau tuong phat composite dep nhat noi thinh mua ban tuong phat o ha noi tphcm 23

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

tuong phat ba quan the am bo tat 3

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

tuong dia tang vuong bo tat ngoi de thinh nhua composite dieu khac tran gia 8 1

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

mau tuong phat pho hien bo tat dep tong hop hinh anh tuong phat dep nhat 4

* Tượng Phật A Di Đà.

hinh anh tuong phat a di da composite dep nhat 10

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

tuong dat ma su to nhua composite dieu khac tran gia 5

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

tuong phat di lac bo tat nhua composite dieu khac tran gia 3

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

tuong vi da ho phap tieu dien dai si tieu dien ho phap nhua composite dieu khac tran gia 5

 

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]

Trả lời