PHẬT ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT: ĐỨC PHẬT CỦA TRÍ TUỆ VIÊN MÃN
Trong mỗi vị Phật đều có đủ hai đức tánh quan trọng là từ bi và trí tuệ. Nếu thiếu một trong hai đức tánh này, thì sẽ không bao giờ thành Phật.
Đức Phật A Di Đà thì cũng thế, Ngài có hai vị thị giả là Bồ Tát Quán Thế Âm bên trái và Bồ Tát Đại Thế Chí bên phải. Bồ Tát Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Bồ Tát Đại Thế Chí thì tượng trưng cho trí tuệ viên mãn.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
Nội dung bài viết
Thửa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh.
Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ.
Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử.
Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.
Lại một thủơ khác, Đại Thế Chí Bồ Tát khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh.
Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:
Ba nghiệp của thân:
– Không sát hại chúng sanh
– Không trộm cướp của người
– Không tà dâm.
Bốn nghiệp của miệng:
– Không nói láo xược
– Không nói lời thêu dệt
– Không nói lời hai chiều
– Không nói lời độc ác.
Ba nghiệp của ý:
– Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
– Không hờn giận oán cừu
– Không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.
Trong khi đó, thì Ngài cũng còn tu Bồ tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình để mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện.
Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì ngài sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sinh.
Phật Bảo Tạng nghe mấy lời của Ni Ma Thái tử nguyện ở trên, liền thọ ký rằng: “Theo như lòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, sau này làm Bồ tát hiệu là Đại Thế Chí, phụ tá bên cạnh đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc. Và, sau nữa ngươi sẽ thành Phật hiệu là “Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương” ở thế giới Đại Thế”.
Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đại Thế Chí có nghĩa là dùng ánh sáng trí tuệ soi khắp mười phương, khiến chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát và được năng lực vô thượng.
Ngài đã dùng pháp môn Niệm Phật Tam muội để tự tu và hóa độ chúng sanh.
Trong hội Lăng Nghiêm, Đức Phật Thích Ca hỏi chỗ sở tu sở đắc của các vị A–la-hán và Bồ tát, thì ngài trả lời rằng: “Thời Đức Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy con niệm Phật Tam muội. Nhơn địa xưa của con dùng tâm niệm Phật nhập vô sanh nhẫn. Nay ở thế gian nầy, con tiếp độ người niệm Phật về Tịnh độ”. Đức Quán Thế Âm dùng lòng từ bi lắng nghe tiếng đau khổ đến cứu độ chúng sinh, còn Bồ Tát Đại Thế Chí dùng ánh sáng trí tuệ soi đường cho chúng sinh được giải thoát.
HÌNH TƯỢNG BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ
Ngài đứng bên phải của Đức Phật A Di Đà, đeo chuỗi anh lạc và tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh, tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược.
Muốn cứu vớt chúng sanh về cõi Tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não uế ô.
Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những ô nhiễm của mình và đồng thời cũng giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô nầy để có thể đưa họ về cõi Tịnh độ.
Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một bình báu, khác hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát.
Theo phẩm A-lợi-đa-la-đà-la-ni-a-lỗ-lực, hai Bồ tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ tát Đại Thế Chí nhỏ hơn Quán Thế Âm.
Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông, ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan Âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.
ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT KHUYÊN MỌI NGƯỜI NIỆM PHẬT
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát do niệm Phật mà chứng viên thông, nhẫn đến tu Bồ Tát đạo giáo hóa chúng sinh đều không rời câu niệm Phật. Chúng ta nên cố gắng noi theo Ngài.
Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, lúc Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hỏi về nguyên do chứng nhập viên thông của Thánh chúng, đức Đại Thế Chí Bồ Tát bạch rằng: “Tôi nhớ lại hằng hà sa số kiếp về trước, Đức Siêu Nguyệt Quang Như Lai dạy cho tôi pháp “Niệm Phật Tam muội”.
Lúc Đức Phật A Di Đà còn là Chuyển Luân Thánh Vương, Ngài Quán Thế Âm là con trưởng, Ngài Đại Thế Chí là con thứ.
Hai vị đại Bồ tát này hiện đang ở thế giới Cực Lạc đứng hai bên trái phải để phụ trợ cùng Đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh. Bồ tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật chỉ một câu Phật hiệu mà nhiếp thâu “sáu căn” nên đưa đến giác ngộ.
Từ niệm Phật đến khi chứng đạo phải trải qua năm mươi hai giai đoạn là thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, rồi đến đẳng giác, diệu giác, cho nên Bồ tát Đại Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ tát cũng là đại biểu năm mươi hai giai đoạn.
Theo Kinh Lăng Nghiêm, trong chương “Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông”, Bồ tát Đại Thế Chí nói: “Ta nhớ lại trong vô lượng kiếp trước, có Phật ra đời tên là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Trong kiếp đầu tiếp nối mười hai vị Phật ra đời, vị Phật sau cùng là Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy tôi niệm Phật, tôi nhập vào chính định, nên gọi là niệm Phật tam muội”.
Nếu như hai người cùng nhau nhớ niệm chẳng buông lơi, chẳng thất niệm thì sẽ theo nhau như bóng với hình, không bao giờ rời xa được. Còn nếu một người nhớ mãi còn người kia cứ quên thì dầu gặp nhau cũng thành không gặp, dầu thấy nhau cũng như không thấy.
Chư Phật thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con cứ trốn lánh, thời mẹ dầu có nhớ cũng không làm sao được. Nếu con cũng nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, thời mẹ con đời đời không xa nhau.
Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật, gần kề bên Phật, không cần tu trì phương pháp chi khác mà tự đặng minh tâm kiến tính. Như người ướp hương, thân có mùi hương, đây gọi là “Hương quang trang nghiêm”. Ngày trước lúc tôi tu nhân, do tâm niệm Phật mà được chứng nhập Vô sinh nhẫn. Nay ở thế giới này, nhiếp người niệm Phật về Tịnh Độ.
Đức Thế Tôn gạn viên thông, cứ nơi tôi, thời đều nhiếp cả sáu căn tịnh niệm nối luôn, đặng thành chính định đây là đệ nhất”.
(Thuật theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
Lời phụ:
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Do lòng đại bi muốn cứu vớt tất cả chúng sinh mà có Bồ đề tâm, do Bồ đề tâm mà thành Chính giác”. Gốc từ lòng “Đại bi” mà thành Phật, nên tấm lòng của Phật, không bao giờ rời ta và tất cả chúng sinh. Nếu ta chuyên chí muốn được gặp Phật mà tưởng Phật và niệm Phật luôn luôn, tất sẽ được thấy Phật, sẽ được gần Phật.
Như lời Bồ Tát Đại Thế Chí dạy: Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật gần Phật. “Hiện tiền”… là hiện tại do tâm niệm Phật thuần thục mà được tương ưng với Phật, nên trong lúc tâm tịnh được thấy Phật hiện đến, hoặc thần du Tịnh Độ lễ Phật.
“Đương lai”… là đời sau sinh về Tịnh Độ ở gần bên Phật. Thấy Phật, nghe lời Phật dạy, tự nhiên trí tuệ sáng thông, thấu suốt bản tâm, chứng nhập Vô sinh nhẫn. Người chí tâm niệm Phật, dầu chưa thành Phật mà đã có công đức của Phật.
Người đời dùng những thứ hương thơm để bôi lên thân thể cho thơm, người niệm Phật thì dùng câu Phật hiệu xông lên mảnh đất tâm của mình để tương ưng với pháp thân và trí tuệ của Phật, cho tính giác nơi tự tâm hiển lộ Phật tính. Vì thế nên Bồ tát nói “Hương quang trang nghiêm”.
Bồ Tát dạy: “Phật thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con”. Chúng ta nên thiết tha nhớ Phật và chí tâm niệm Phật, chớ nỡ phụ lòng nhớ thương của Phật! Nếu như tất cả chúng sinh trong tâm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, nhớ đến Phật, dù bây giờ chẳng thấy Phật, nhưng tương lai nhất định cũng gặp Phật. Bởi vì chúng ta cách Phật quá xa, mà không niệm Phật thì càng xa cách hơn nữa. Khi tâm hành giả và tâm Phật tương ứng thì trí tuệ phát sinh, sẽ được giải thoát tự tại!
Đức Đại Thế Chí là tấm gương rực sáng cho những ai tha thiết muốn được vãng sanh về cõi Tịnh Độ Tây Phương bằng con đường quyết tâm san phẳng mọi chông gai, nỗi nhọc nhằn, sự khó khăn và mọi vướng mắc để được kết quả thành công mỹ mãn. Do đó, nếu bạn là người có tâm niệm muốn tu tập và thỉnh Tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát có thể tham khảo tượng phật chất liệu composite của Trần Gia.
Tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát bằng chất liệu nhựa composite sẽ được các điêu khắc gia tài năng của Trần Gia tôn tạo theo quy trình sau:
- Tư vấn khách hàng lựa chọn mẫu mã, kích thước, màu sắc tôn tượng phù hợp dựa vào hình ảnh hoặc tượng mẫu.
- Tiến hành tạo mẫu trên đất sét và chỉnh sửa theo ý khách hàng, tác phẩm phải đảm bảo thể hiện được thần thái, sự từ bi, nét tươi sáng của Đức Phật.
- Chụp khuôn tượng bằng thạch cao.
- Ra tượng thô chất lượng cao trên chất liệu composite.
- Làm nguội, xử lý tượng thô tỉ mỉ, cẩn thận.
- Sơn vẽ chuyên nghiệp theo yêu cầu của khách hàng.
- Đóng kiện tôn tượng theo quy trình chuẩn của Trần Gia, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Vận chuyển miễn phí trong nước đến nơi an vị theo yêu cầu của khách hàng.
Để tìm đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích về Phật Đại Thế Chí Bồ Tát nói riêng, các vị Phật linh thiêng trong cõi Tà Ba nói chung và xem nhiều mẫu tượng Phật, các bạn đừng quên truy cập tại website của Tượng Phật Trần Gia. Nếu các bạn có mong muốn thỉnh tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát thì cũng đừng ngần ngại liên hệ Tượng Phật Trần Gia để nhận tư vấn miễn phí nhé!
Rất nhiều các Phật tử khắp nơi đã tin tưởng, yêu quý và lựa chọn Tượng Phật Trần gia:
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]
Với các thế mạnh trên của Tượng Phật Trần Gia, chúng tôi đã, đang và sẽ đem lại sự hài lòng tuyệt đối đến với các khách hàng có nhu cầu thỉnh Tượng Phật để cúng dường hoặc thờ tại gia v..vv