CẦU SIÊU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC TỐT NHẤT CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT?
Ở Việt Nam, khi bước vào mùa Vu Lan đồng thời cũng là mùa cầu siêu cho vong linh tháng 7, ai có cha mẹ, ông bà, gia tiên, cửu huyền thất tổ hầu như tất cả các gia đình bên Phật giáo hay Lương (dân gian đơn thuần) đều có lễ cúng cơm hay đốt vàng mã cho gia tiên vào dịp này với tâm tư tưởng nhớ và cầu siêu cho người quá vãng.
Vậy cúng cầu siêu là gì và vì sao phải cúng cầu siêu cho người thân đã khuất trong gia đình? Cùng Tượng Phật Trần Gia đọc bài viết dưới đây để hiểu chính xác hơn về cúng cầu siêu các bạn nhé!
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu
Nội dung bài viết
Bất cứ ai là Phật tử đều đã nghe về gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên.
Trong Kinh kể rằng, vì muốn báo hiếu cha mẹ, Ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời, soi khắp các tầng địa ngục để tìm mẹ mình.
Nhờ có thần thông, biết mẹ mình đang đoạ lạc, nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ.
Đức Phật dạy rằng, nhân dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy và cứu được mẹ thoát tội địa ngục.
Kể từ đó bắt đầu hình thành nghi thức cầu siêu. Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.
Chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu. Những người lúc sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ, nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp v.v…thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
Vì sao phải cầu siêu?
Theo lời đức Phật dạy, thế gian gồm có sáu cõi: ba cõi thấp là Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh và ba cõi trên là Người, Atula và Trời.
Chúng sinh trong sáu cõi này đều tuân theo quy luật của tự nhiên, bị chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự trung gian giữa cõi sống này và cõi tiếp theo.
Tất cả chúng ta đều tin sự sống gồm hai phần: Phần thể xác là thân vật chất và phần tâm linh hay còn gọi là phần tâm thức.
Chính nhờ phần tâm linh mà chúng ta biết suy nghĩ, nói cười. Khi chết đi, phần tâm linh tách khỏi phần vật chất, xuất hẳn ra ngoài, nên thân vật chất sau khi chết tuy vẫn còn mắt nhưng không thể nhìn, vẫn có tai những không thể nghe, vẫn còn não nhưng không thể suy nghĩ.
Ngay cả đến tim cũng không còn đập nữa. Thân vật chất giống như một cái máy, để cho phần tinh thần mượn tám, gá vào đó để làm việc. Đến khi phần tâm lình rời đi, thân xác còn lại chỉ giống như một khúc gỗ.
Nhưng phần tâm linh, mà dân gian vẫn quen gọi là phần hồn, thì không bao giờ mất. Khi rời bỏ xác thân, theo quy luật và tùy vào nghiệp lực mà phần hồn sẽ bị đưa đẩy, trôi lăn trong sáu đạo luân hồi.
Cõi thấp nhất là Địa ngục. Nếu khi sống tạo rất nhiều ác nghiệp, trong đời sống hàng ngày sát sinh, hại vật, tạo nghiệp bất thiện, thì sau khi chết sẽ bị đoạ xuống địa ngục để chịu vô vàn tội khổ.
Có thể tưởng tượng địa ngục giống như nhà tù, có cửa khoá, có ngục tốt canh tù, đánh đạp, tra tấn tù nhân.
Chúng sinh ở địa ngục không được tự do đi lại,chỉ khi có năng lực thần chú đặc biệt của đức Phật, năng lực của chúng tăng cầu nguyện, mới tạm thời phá địa ngục để vong hồn được ra trong chốc lát.
Cõi thứ hai là cõi ngạ quỷ, là cõi vô hình đứng thứ hai sau Địa ngục. Trước khi chết, nếu có những điều uất ức trong lòng, hoặc chết do tai nạn, chết đường, chết sông, chết suối, hoặc mắc phải trùng tang v.v…, chúng ta sẽ không siêu thoát, bị đọa vào cảnh giới của loài quỷ.
Loài quỷ sống lẫn lộn với con người chúng ta. Bằng mắt phàm, chúng ta không thể nhìn thấy được, song trong cùng một thế giới này, chúng ta là thế giới có vật chất, còn loài quỷ và Địa ngục là thế giới vô hình.
Loài quỷ vốn không có hình tướng và chỉ tồn tại phần tâm thức, chỉ sống với phần hồn. Tuy so với chúng sinh cõi địa ngục, ngã quỷ tự do hơn, không bị nhốt, không bị tra tấn, song họ phải sống trong cảnh đói khát, khổ sở và cô đơn.
Chúng sinh sau khi chết thường trải qua 49 ngày trung ấm, cũng chỉ tồn tại dưới dạng tinh thần, không có hình tướng, giống như loài quỷ. Trạng thái này ai cũng sẽ trải qua, chính là giai đoạn sau khi rời khỏi cõi hiện tại và chuẩn bị bước vào cõi sống tiếp theo.
Nhưng nếu sau 49 ngày vẫn chưa siêu thoát, vì một nguyên nhân nào đó cứ bám chấp, quanh quẩn, mắc kẹt trong trạng thái này, thì linh hồn sẽ bị đọa làm ngạ quỷ. Chẳng hạn như khi chết trong lòng vẫn còn uẩn ức hay oan khúc.
Loài quỷ thường bị đọa rất lâu, thời gian có thể tính là vô số, có khi đến hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.
Chẳng hạn những người chết đuối hoặc tai nạn, họ có thể nằm ở khúc sông ấy, đoạn đường ấy và đắm chấp như vậy hàng nhìn năm, trừ khi gia đình, người thân biết cách tu tập, hồi hướng, cầu nguyện và cầu siêu đúng cách để khai thị cho họ tỉnh ra mới có thể siêu thoát được.
Tiếp đó đến cõi Súc sinh, những loài sống xung quanh chúng ta như gà, lợn, vịt.
Xong rồi đến cõi người, trên cõi người là cõi A Tu la. Cõi A Tu la gần với cõi Trời, tuy rất sung sướng nhưng lại suốt ngày chịu cảnh đánh nhau bởi tâm tật đố, ghen ghét, kiêu căng.
Trên A Tu la là cõi Trời. Cõi trời cũng là một cõi vô hình nhưng tâm thức sống rất an lạc, hạnh phúc. Có điều hạnh phúc ấy chỉ giả tạm một thời gian. Sau khi hết phúc, chúng sinh cõi Trời lại bị đọa xuống các cõi thấp hơn.
Thông thường, chúng ta cầu siêu để nguyện cho ông bà, cha mẹ chúng ta nếu lỡ chẳng may đọa lạc ba cõi thấp, có thể nhanh chóng được giải thoát, siêu sinh lên các cõi trên an lành hơn.
Ai mới có đủ sức mạnh để có thể cầu siêu?
Mùa siêu độ chính là mùa Vu Lan vào tháng 7 âm lịch. Năng lực của chúng Tăng sau 3 tháng an cư kiết hạ, thanh tịnh giới phẩm, tha thiết cầu Phật chú nguyện, mới có đủ sức mạnh phá cửa địa ngục, để các tội nhân của địa ngục được lên dự lễ trai đàn cầu siêu độ.
Đức Phật đã chỉ dạy rằng, trong mùa báo hiếu Vu Lan, tất cả chư mang trên mình trọng trách giúp cho các phật tử, hướng dẫn thực hành pháp và tích lũy công đức, để có thể siêu độ cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.
Khi đến với lễ cầu siêu, trước hết chúng ta nương công đức của chúng để nguyện cầu cho người thân được siêu thoát.
Song chúng ta không thể ỷ lại hoàn toàn trách nhiệm cho chúng Tăng. Các Phật tử là con cháu của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, có liên hệ huyết thống và sự kết nối với tâm thức người đã chết.
Họ sẽ chỉ liên kết với chính năng lượng tâm của các Phật tử, còn chúng Tăng chỉ mở rộng lòng từ, để năng lượng lòng từ bi được chan trải bình đẳng rộng khắp muôn nơi.
Những người được cầu siêu có hưởng được sự lợi lạc từ những nguồn năng lượng này hay không, tùy thuộc vào sự kết nối về quan hệ huyết thống với con cháu trong buổi lễ.
Chúng ta ngồi đây tụng Kinh cầu nguyện, tạo nên nguồn năng lượng tích cực bằng cái tâm chí thành chí kính.
Bởi công đức tụng kinh, mỗi câu niệm Phật tạo nên trong không gian nguồn năng lực rất an lành.
Với hàng trăm người quy tụ nơi đây, cùng nhau tụng cả bộ kinh, vô số năng lượng tích cực được tạo ra và quyện lại với nhau thành sức mạnh không thể nghĩa bàn. Nương công đức lớn lao tích lũy từ khóa tu, chúng ta hồi hướng, gửi sức mạnh an lành ấy tới ông bà, cha mẹ, tổ tiên chúng ta.
Năng lượng như một đám mây biết bay, đỡ chân ông bà, cha mẹ nhẹ gót vãng sinh cõi Phật.
Bên cạnh việc cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình không may gặp tai nạn hay già yếu mà mất đi thì trong cuộc sống đôi khi vì hoàn cảnh không mong muốn mà ta phải từ bỏ đi giọt máu của chính mình hoặc chẳng may bạn không giữ được đứa con của chính mình. Chính vì vậy việc làm lễ cầu siêu cho các vong linh bé bỏng để tâm hồn cảm thấy thanh thản hơn cũng là một điều nên làm.
Cách làm lễ cầu siêu cho thai nhi
Cúng 2 ngày trong tháng ( Vào ngày 16 âm lịch & mùng 2 âm lịch), đặt mâm cúng để trên cái bàn nhỏ phía trước cửa, nửa trong nửa ngoài, tức là nửa trong nhà,nửa ngoài bậc thềm cửa, không được đặt trên bàn thờ).
Do thai nhi không được xác nhận là con cháu trong gia tiên, nên thần tài thổ địa không cho vào nhà nhận đồ. Quý vị lưu ý chỉ cần thụ thai được khoảng 13 ngày thì thai nhi đẫ có linh hồn chứng thai rồi nhé.
Trường hợp ngại có thể đến chùa cúng, nhưng không cúng trước mặt tượng PHẬT hay Thần Thánh, vong thai nhi sẽ không dám nhận, nên tìm 1 vị trí khuất tượng để dễ cúng lễ.
Sắm lễ cúng cầu siêu
Đồ cúng rất đơn giản:
- Sữa ông thọ pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ (cô gái Hà Lan, Vinamilk. vv…kèm ống hút).
- Bánh kẹp loại ngon (không phải loại cúng cô hồn), Socola càng tốt.
- Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi, thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam, nữ (nếu như không biết giới tính thai nhi) kèm theo giấy tiền vàng bạc.
Văn cúng cầu siêu
“OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giản nhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… ở tại số nhà… thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.
Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.
Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ… cho cha…, mẹ… hay…. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”.
(Bỏ đồ cúng cho vong nhi vào đốt… rồi khấn tiếp): “Đặc biệt con xin được thành tâm sám hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại tới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới. Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy.
Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm được siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra…). Cầu mong cho lời nguyện lành của con được thành sự thật. Nếu đã tu thì đọc mật chú, nếu không biết thì đọc thần chú sáu âm của Bồ tát Quán Thế Âm “OM MA NI PADE ME HUM” 108 lần. [Cách đọc: “ôm ma ni pát đờ (đờ đọc thầm âm gió) mê hum”. (Không bắt buộc đọc câu này).
Sau khi cúng xong hãy nói: “Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài và các chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời. Xin các vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát”. Cũng xin che chở cho gia chủ mọi sự được tốt đẹp an lành. Gia chủ xin cảm tạ.
Theo như nhà Phật, ý nghĩa thực sự của việc cầu siêu nằm ở sự tích luỹ công đức của chúng ta. Từ giờ đến ngày rằm, các Phật tử có thể tích lũy tất cả những năng lượng an lành, công đức thiện nghiệp, để hồi hướng và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.
Chúng ta nên tự mình bày dọn trai đàn, dâng cúng bông hoa, trái cây hay đĩa xôi để thể hiện niềm tri ân hướng về cội nguồn huyết thống, hay còn gọi là uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến, chúng ta nên phát tâm ăn chay, niệm Phật, tụng kinh và phóng sinh, để tích lũy công đức, hồi hướng cho ông bà, tổ tiên của mình.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cầu siêu mà Tượng Phật Trần Gia đã sưu tầm để giúp các bạn hồi hướng công đức mạnh mẽ nhất cho những người thân đã khuất của mình.
Các bạn cũng nên thỉnh tượng Phật về nhà để tăng thêm năng lượng tốt trong gia đình, đem lại an lành cho tất cả mọi người trong gia đình.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]
Mời các bạn hoan hỉ ngắm nhìn những mẫu tượng Phật đẹp của Trần Gia: