Kiến thức Phật Giáo – Sự tích về Đức Lục Tổ Huệ Năng

hinh anh tuong luc to hue nang 1

Đức Lục Tổ Huệ Năng được coi là người sáng lập Thiền Đốn Ngộ (Thiền Nam Tông)- với chủ trương đạt giác ngộ trực tiếp, nhanh chóng.

Lục Tổ Huệ Năng tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh”, một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

I, Đức Lục Tổ Huệ Năng là ai?

hinh anh tuong luc to hue nang e1630658684129

Đại sư Huệ Năng (Năng, zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, là một vị Thiền sư vĩ đại trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa.

Sư kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, trở thành vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc. Ngài được tôn xưng là Lục Tổ Huệ Năng

Trước Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tông còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc.

Vì vậy mà có người cho rằng Đức Lục Tổ Huệ Năng mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây.

Đại Sư Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân.

Tuy nhiên Sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền Tông về sau.

Đức Lục Tổ Huệ Năng được coi là người sáng lập Thiền Đốn Ngộ (Thiền Nam Tông)- với chủ trương đạt giác ngộ trực tiếp, nhanh chóng.

Lục Tổ Huệ Năng tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh”, một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền.

Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng.

II, Tiểu sử Lục Tổ Huệ Năng:

1, Xuất thân và tuổi thơ Đức Lục Tổ Huệ Năng:

hinh anh tuong luc to hue nang 2 e1630659022508

Ngài Huệ Năng sanh giờ Tý ngày mồng 8 tháng 2 năm Mậu Tuất (638) tại Tân Châu, xứ Lãnh Nam.

Khi Ngài mới sanh, có hai nhà sư đến nhà đặt tên cho Ngài là Huệ Năng.

Thân phụ Ngài hỏi vì sao đặt là Huệ Năng? Nhà sư đáp: “Huệ nghĩa là đem Pháp làm ơn bố thí cho chúng sanh, Năng là nghĩa làm nỗi được việc Phật”.

Như vậy họ tên Ngài là Lư Huệ Năng. Thân phụ Ngài là Lư Hành Thao, nguyên quán ở đất Phạm Dương làm quan bị giáng chức, lưu ra xứ Lãnh Nam làm thường dân, mẹ Ngài họ Lý.

Cha mất sớm, mẹ già, thân côi cút dời qua xứ Nam Hải, cảnh đắng cay, nghèo thiếu phải bán củi ở chợ để nuôi mẹ.

Năm 24 tuổi (661) một hôm đem giao củi xong, nghe người ta tụng kinh Kim Cang, Ngài khai ngộ, hỏi người tụng kinh tu ở đâu, người ấy cho biết đã tu học với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, xứ Kỳ Châu.

Có một người khách cho 10 lạng bạc, bảo dùng tiền ấy xếp đặt việc ăn ở cho mẹ già, rồi tới huyện Hoàng Mai tham lễ Ngũ Tổ.

2, Đức Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam?

hinh anh tuong luc to hue nang 4

Việc khai quật quần thể hang động Mạc Cao – Đôn Hoàng, nằm ở phía đông nam huyện Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc đã thu được nhiều sách vở, nhiều đồ vật mới thấy lần đầu ở Trung Quốc như tiền kẽm Ba Tư, đồ đồng, đồ gốm, các vật chế từ cỏ tranh, những sách cổ đã thất truyền, đặc biệt là thu được nhiều kinh sách Phật.

Trong các kinh sách này có cuốn Pháp Bảo Đàn kinh, được viết khoảng từ năm 830 đến 860.

Bản kinh này được xem là cổ nhất so với các bản có trước đó như bản Huệ Hân chép năm 967, bản Tào Khê Nguyên Bản của Khế Tung năm 1054-1056, bản của Tông Bảo năm 1291…

Đọc Pháp Bảo Đàn kinh, lai lịch của Tổ Huệ Năng (638-713) hiện lên khá rõ: “…Nghiêm phụ của Huệ Năng quê gốc ở Phạm Dương, bị cách chức đày đến Lĩnh Nam, làm thường dân ở Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, mẹ gìa đơn chiếc dời đến Nam Hải, gian khó đắng cay, thường ra chợ bán củi…”

Địa danh “Phạm Dương” ghi trong kinh có thể là ở tỉnh Hà Bắc của nước ta, hiện nay được tách thành 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh.

Riêng tên đất “Lĩnh Nam”, “Nam Hải” thì rất quen thuộc trong sử sách Việt Nam : Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên có nói đến đất Lĩnh Nam, Nam Hải khi viết về việc Trưng Trắc khởi nghĩa như sau:

“Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng với em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng.”

Phần viết về Triệu Đà của Việt Sử Tiêu Án cũng xác định đất Lĩnh Nam chính là vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.

Sách này cũng xác định đất này là của ta từ đời vua Hùng mà sau bị Tô Định cai quản trong thời Bắc thuộc, về sau Trưng Trắc đã khởi nghĩa giành lại rồi các đời vua sau lại không giữ được, cương thổ phải lui dần về phương nam.

Vậy là quê hương của Lục Tổ chính là ở miền Bắc nước ta thời đó. Huệ Năng là người nước Nam. Đoạn đối thoại sau đây trong Pháp Bảo Đàn kinh chứng rõ thêm điều này:

“…Huệ Năng sắp xếp cho mẹ mọi việc rồi từ biệt. Không quá 30 ngày đã đến được Hoàng Mai vào bái Ngũ Tổ. Ngũ Tổ hỏi: ngươi là người ở xứ nào? Muốn cầu việc chi? Huệ Năng đáp: Đệ tử là dân ở xứ Tân Châu, Lĩnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu được làm Phật, không cầu việc chi khác. Ngũ Tổ nói: Ngươi là người Lĩnh Nam, ấy là dân mọi rợ sao có thể làm Phật được? Huệ Năng thưa: Người có chia ra nam bắc nhưng tính Phật vốn không có nam bắc. Tấm thân mọi rợ này với thân Hòa-thượng tuy có khác, nhưng tính Phật có chi khác biệt?”

Ngũ Tổ có ý muốn nói thêm nhưng lại thấy học trò đông đúc ở hai bên bèn bảo ngài hãy lui ra, theo mọi người mà làm việc…

3, Đạo nghiệp và Sự tích truyền y bát nổi tiếng được sử sách ghi lại:

hinh anh tuong luc to hue nang 5

Theo lệ từ đời Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chuẩn bị tìm người truyền Y Bát.

Lúc này tăng chúng, đệ tử theo học tại chùa khá đông, trong đó Đại sư Thần Tú là trội nhất trong 11 môn đệ xuất sắc của ngài.

Nguyên Thần Tú đến tuổi 50 mới nghe danh Đại sư Hoằng Nhẫn, đã vượt ngàn dặm xa xôi tìm đến làm đệ tử, được Ngũ Tổ rất quý cử làm Giáo Thụ chuyên giảng dạy cho tăng chúng.

Một hôm, Ngũ Tổ gọi mọi người hãy tự viết bài kệ trình bày sự hiểu biết của mình về đạo Thiền; ai ngộ được trọn ý của Phật pháp thì sẽ truyền Y Bát.

Muốn trình kiến giải nhưng lại chẳng muốn bộc lộ bản tâm của mình là muốn cầu chức vị, Thần Tú đương đêm cầm đèn viết ở hành lang bài kệ:

Thân thị Bồ Đề thụ

Tâm như minh kính đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhạ trần ai

DỊCH:

Thân là cội Bồ Đề

Tâm ấy đài gương sáng

Ngày ngày năng quét lau

Bụi trần không dễ bám

(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)

Những ai hiểu Thiền đều có thể nhận ra được bài kệ trên của Thần Tú chưa đạt đến được chỗ quan yếu của đạo vốn không phân biệt nhị nguyên: tâm/ thân ; Bồ Đề thụ/ minh kính đài và cũng không chủ trương hành động theo cách “hữu vi” : thời thời cần phất thức…và như vậy là chưa “kiến tánh”.

Nhận ra khiếm khuyết ấy, hôm sau Ngũ Tổ gọi riêng Thần Tú đến để cho biết chỗ chưa đạt và yêu cầu làm lại bài kệ khác.

Qua nhiều ngày Thần Tú vẫn không có được bài kệ mới.

Đến đây Pháp Bảo Đàn Kinh có nêu một sự kiện đáng suy nghĩ: tuy không chấp nhận trí huệ của Thần Tú vậy mà Ngũ Tổ vẫn phải tỏ vẻ hoan hỉ, cho đốt hương lễ kính trước bài kệ và dạy đồ chúng cứ tụng bài kệ ấy mà tu niệm.

Ấy mới biết đến như Ngũ Tổ ở chốn Thiền môn mà cũng phải dè chừng những họa hiểm của lòng người.

Chẳng bước chân lên nhà trên, mấy ngày sau mới nghe được bài kệ của Thần Tú, Huệ Năng bèn nhờ người viết lên tường bài kệ của mình:

Bồ Đề bản vô thụ

Minh kính diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai

DỊCH:

Bồ Đề chẳng phải cây

Gương kia nào là đài !

Trước sau không một vật

Đâu chỗ lấm trần ai ?!

(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)

Nghe bài kệ, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn biết căn cơ của sư vượt hẳn Thần Tú, nhưng sợ di hại nên nửa đêm gọi sư vào thất và thuyết trọn kinh Kim cương cho sư. Đến câu “Đừng để tâm vướng víu nơi nào” (ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm 應無所住而生其心), sư hoát nhiên đại ngộ.

Ngũ Tổ nói: “Chư Phật xuất thế là một việc trọng đại, nên tùy theo căn cơ cao thấp khác nhau mà hướng dẫn, cho nên mới có các chỉ ý mười địa, ba thừa, nhanh chậm làm Giáo môn. Nhưng Thế Tôn đã đem pháp môn vô thượng thâm diệu, trong sáng sâu xa là Chánh pháp nhãn tạng chân thực truyền đạt cho đệ tử thứ nhất là Đại Ca-diếp Tôn giả, lần lượt truyền qua 28 đời. Đến Tổ Đạt Ma thì sang tới Đông Độ này, được Khả đại sư nối tiếp đến hôm nay. Nay ta đem Pháp bảo cùng với Cà-sa trao lại cho ông. Hãy khéo giữ gìn, đừng để pháp đứt đoạn”. Rồi đọc kệ truyền pháp:

Hữu tình lai hạ chủng

Nhân địa quả hoàn sinh

Vô tình ký vô chủng

Vô tính diệc vô sanh.

Tạm dịch:

Hữu tình đến gieo mầm

Nhờ đất trái nẩy sinh

Vô tình đã không giống

Không tính cũng không sinh.

Sư quỳ xuống nhận y và pháp, nói: “Pháp, con đã nhận, còn y sẽ trao cho ai?”.

Tổ nói: “Xưa, lúc đầu Tổ Đạt Ma đến đây, vì chưa ai tin nên phải truyền y làm biểu minh đắc pháp. Nay tín tâm mọi người đã muồi, chiếc y sẽ là đầu mối tranh giành. Vậy nên đến ông thì dừng lạy không truyền nữa. Ông nên đi xa ẩn lánh, đợi thời cơ mà hành đạo, bởi lẽ người nhận y, mạng như tơ mành”.

Sư hỏi: “Nên ẩn nơi đâu?”,

Tổ nói: “Gặp Hoài thì dừng, gặp Hội thì ẩn”. tức là muốn khuyên sư đi về phương Nam.

Khi tiễn sư xuống thuyền, Tổ muốn tự chèo đưa sư sang sông, sư bèn nói: “Khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ” và tự chèo qua sông.

Huệ Năng đi 2 tháng thì đến núi Đại Dữu, lại đi tiếp đến Tào Khê… Vẫn bị ác nhân săn đuổi, Huệ Năng lại đến đất Tứ Hội ẩn mình sống chung với đám thợ săn, mãi 15 năm sau mới đến chùa Pháp Tánh đưa Y Bát ra để định danh và bắt đầu giảng kinh truyền đạo pháp.

Theo tác giả Nguyễn Minh Tiến thì thời gian trên Huệ Năng có thể đã cư trú trên đất Việt Nam bởi vì tại làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức nước ta có chùa Lục Tổ (nay là làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Chùa Lục Tổ (sau gọi là chùa Cổ Pháp) là nơi sư Vạn Hạnh đời Lý đã tu ở đó. Lúc đắp nền chùa có đào được một cái lư hương và mười cái khánh.

Lư và khánh này là của một ngôi tổ đình rất xưa trước đó; có thể đây chính là ngôi chùa Lục Tổ Huệ Năng đã tu.

Nguyễn Minh Tiến cũng nêu thêm một bằng chứng nữa là Thiền Uyển tập anh có chép việc Trưởng lão La Quý (852-936) có cho đúc một pho tượng Lục Tổ bằng vàng; vậy rõ ràng là hình ảnh Lục Tổ Huệ Năng đã ăn sâu trong tâm thức của người Việt

4, Hoằng Pháp: Khai mở cho Thiền Tông Nam Tông phát triển không ngừng:

hinh anh tuong luc to hue nang 6

Sau khi thọ giới cụ túc xong, sư ở lại chùa Pháp Tánh giảng về giáo pháp của Thiền Tông

Đồ chúng tập trung về học đạo ngày một đông. Từ đây Lục Tổ Huệ Năng lập nên phái Thiền Tông ở phương nam gọi là Nam Tông, chủ trương “Đốn ngộ” khác với đường lối “Tiệm ngộ” của Bắc Tông ở phương bắc do Thần Tú lập nên rồi tàn lụi chỉ sau vài đời.

Sang năm, vào ngày 8 tháng 2, Sư nói với môn nhân: “Ta không định lưu tại đây mà muốn trở về nơi ẩn khi xưa”.

Ấn Tông cùng hơn ngàn người cả tăng lẫn tục làm lễ tiển đưa sư về chùa Bảo Lâm.

Quan Thứ sử Thiều Châu là Vi Cứ đã thỉnh sư đến chùa Đại Phạn thuyết giảng pháp vi diệu và thọ giới vô tướng tâm địa.

Môn đồ là Pháp Hải Thiền sư đã chép lại thành sách tên gọi Đàn Kinh, truyền bá rộng rãi trong đời.

Sau đó, Đức Lục Tổ Huệ Năng trở về Tào Khê, thuyết giảng Pháp môn Đốn Ngộ. Học giả thường không dưới ngàn người.

Vua Võ Tắc Thiên từng sai sứ là Tiết Giản đem thư chiếu đến mời Lục Tổ Huệ Năng vào cung thuyết pháp. Sư dâng thư từ chối vì đau yếu, nguyện chung thân ở nơi rừng núi.

Vua bảo Tiết Giản đến gặp Lục Tổ Huệ Năng hỏi đạo rồi truyền lại cho vua nghe, Giản nghe sư nói pháp liền đại ngộ, đỉnh lễ từ biệt về triều, dâng thư tâu lại lời dạy của sư.

Vua hạ chiếu kính tạ và cúng dường cà-sa ma nạp rất quý và 500 xấp lụa, một chiếc bát vàng.

Đầu niên hiệu Tiên Thiên, Lục Tổ Huệ Năng báo cùng tứ chúng: “Ta nhận y – pháp của Nhẫn đại sư, nay vì các ông mà nói pháp, nhưng không truyền lại y.

Ấy cũng vì gốc tin các ông đã đủ, cứ nhất định chẳng nghi là đã đủ xác nhận sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của ta”. Và đọc kệ:

Tâm địa hàm chư chủng

Phổ vũ tất giai sanh

Đốn ngộ hoa tình dĩ

Bồ-đề quả tự thành.

Dịch nghĩa:

Đất tâm dung các giống

Mưa khắp tất nẩy sanh

Đốn ngộ – hoa bừng nở

Bồ-đề quả tự thành.

Nói kệ xong, Lục Tổ Huệ Năng bảo:

“Pháp này không hai, tâm ấy cũng như vậy. Đạo ấy thanh tịnh cũng không có các tướng. Các ông chớ nên chấp quán tịnh và ngoan không cái tâm. Tâm vốn đã tịnh, không thể giữ – bỏ. Mọi người hãy gắng lên, tùy duyên mà đi tới!”.

Lục Tổ Huệ Năng giảng pháp hóa độ chúng sinh qua 40 năm, đến ngày 6 tháng 7 năm ấy, sư bảo đệ tử đến chùa Quốc Ân Tân Châu lập tháp Báo Ân.

III, Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ Huệ Năng:

1, Xuất sứ Kinh Lục Tổ Huệ Năng:

sach phap bao dan kinh luc to hue nang

Kinh Pháp Bảo Đàn nói đủ là Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh, gọi tắt là Đàn Kinh, do Lục Tổ Huệ Năng thuyết giảng, đệ tử là Ngài Pháp Hải tập hợp và ghi lại thành sách.

Theo thông thường, bài giảng của các vị Tổ được ghi lại gọi là “luận giảng” chứ không gọi là “kinh”, “kinh” là chỉ những lời dạy của đức Phật do đệ tử ghi lại.

Đây là trân trọng đặc biệt đối với Pháp Bảo Đàn. Lục Tổ nói pháp lời lẽ rất giản dị nhưng ý nghĩa lại sâu xa.

Lâu nay chúng ta thường học thường đọc bản phổ thông của kinh Pháp Bảo Đàn, hôm nay học ngay bản Tào Khê Nguyên Bản.

Do Lục Tổ Huệ Năng sống vào thời Đường, từ đó truyền đến nay trải qua thời gian lâu xa nên có rất nhiều bản, mỗi bản đều có tu chỉnh, sai biệt với nhau.

Theo các vị sưu tầm thì Đàn Kinh có trên 10 bản:

  • Bản Đôn Hoàng: là bản chép tay, được phát hiện ở động Đôn Hoàng, bản này là xưa nhất nhưng ngắn gọn và không có chia các phẩm mục.
  • Bản Huệ Hân (năm 967)
  • Bản Thiều Hồi (năm 1013)
  • Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh Tào Khê Nguyên Bản, gọi tắt là Tào Khê Nguyên Bản
  • Bản Tồn Trung (năm 1116)
  • Bản Bắc Tống (năm 1153)
  • Bản Đại Thừa Tự và Bản Hưng Thánh Tự ở Nhật Bản
  • Bản Đức Dị (năm 1290)
  • Bản Tông Bảo (năm 1291).
  • Bản Minh Nam Tạng

2, Nội Dung chính Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ Huệ Năng:

sach phap bao dan kinh luc to hue nang 1 e1630660428195

Pháp Bảo Đàn Kinh bản Đôn Hoàng chỉ chia thành 57 đoạn. Bản Tông Bảo mà lâu nay mọi người thường đọc thì nhiều gần gấp đôi bản Đôn Hoàng, và có chia làm 10 phẩm:

  • Phẩm 01: Hành Do
  • Phẩm 02: Bát Nhã
  • Phẩm 03: Nghi Vấn
  • Phẩm 04: Định Huệ
  • Phẩm 05: Tọa Thiền
  • Phẩm 06: Sám Hối
  • Phẩm 07: Cơ Duyên
  • Phẩm 08: Đốn Tiệm
  • Phẩm 09: Tuyên Chiếu
  • Phẩm 10: Phó Chúc.

Tào Khê Nguyên Bản thì khác tên phẩm, nhưng cũng chia thành 10 phẩm:

  • Phẩm 01: Ngộ Pháp Truyền Y
  • Phẩm 02: Thích Công Đức Tịnh Độ (giải thích về công đức Tịnh Độ)
  • Phẩm 03: Định Huệ Nhất Thể
  • Phẩm 04: Giáo Thọ Tọa Thiền (truyền dạy về tọa thiền)
  • Phẩm 05: Truyền Hương Sám Hối
  • Phẩm 06: Tham Thỉnh Cơ Duyên
  • Phẩm 07: Nam Đốn Bắc Tiệm
  • Phẩm 08: Đường Triều Trưng Chiếu
  • Phẩm 09: Pháp Môn Đối Thị
  • Phẩm 10: Phó Chúc Lưu Thông

Kinh Pháp Bảo Đàn là bộ kinh rất quan trọng trong Thiền Tông. Giai đoạn đầu, khi truyền pháp phải truyền thêm bộ Đàn Kinh mới gọi là chính truyền. Trong từ điển Phật Quang nhận xét: “Thiền Tông đời Đường chẳng những đổi mới về Phật học mà còn khơi nguồn cho lý học đời Tống. Đức Lục Tổ là nhân vật then chốt trong cuộc chuyển biến lớn lao này. Vì thế Pháp Bảo Đàn Kinh là một tác phẩm vĩ đại chuyển xoay toàn bộ tư tưởng truyền thống”.

Pháp Bảo Đàn Kinh – Lục Tổ Huệ Năng Mp3

IV, Những bài kệ của Đức Lục Tổ Huệ Năng:

1, Kệ Kiến Tánh

hinh anh tuong luc to hue nang 9 e1630661034737

Nhờ nhờ 4 câu kệ của Lục Tổ Huệ Năng mà Sư được Ngũ Tổ truyền y bát cho làm Lục Tổ.

Theo Lục Tổ Huệ Năng, người học Tọa Thiền trước tiên phải thấy gốc tánh thanh tịnh, không bàn chuyện thị phi. Ngài còn chỉ rõ tập trụ tâm quán tịnh ngồi mãi không nằm để mong cầu đạo giác ngộ là sai lầm…

Bồ đề bổn vô thọ,

Minh cảnh diệc phi đài,

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ nhá trần ai?

Bản dịch của Tô Quế:

Bồ đề đâu phải thọ,

Minh cảnh có chi đài,

Xưa nay không một vật,

Nào chỗ vướng trần ai?

2, Kệ Vô Tướng

hinh anh tuong luc to hue nang 8

Lục Tổ còn dạy muốn tu hành thì ở nhà tu cũng đặng, chẳng cần ở chùa. Người tu tại gia cũng có thể theo lời dạy của Lục Tổ dùng tánh mình mà độ lấy mình. Sau đây là kệ Vô Tướng ngài làm để đại chúng y theo đó mà tu tại gia trong Phẩm Quyết Nghi (Phẩm thứ ba) của Kinh Pháp Bảo Đàn theo dịch giả Tô Quế:

Lòng thẳng lo chi giữ giới,

Nết ngay nào dụng tu thiền.

Ơn kia khá nuôi cha mẹ,

Nghĩa ấy hãy thương dưới trên

Nhường thì lớn nhỏ hoà thuận,

Nhịn lại các dữ dẹp yên.

Bằng biết cưa cây lấy lửa,

Bùn lầy mà trổ bông sen.

Đắng miệng mới là lương dược,

Trái tai hẳn thiệt trung nghiên.

Chừa lỗi sanh ra trí huệ,

Che chở lòng dạ đâu hiền.

Hằng ngày mở lòng rộng lượng,

Nên đạo đâu phải thí tiền.

Bồ đề tự lòng tìm thấy,

Nhọc chi ngoài tánh cầu huyền.

Nghe giảng tu hành theo đó,

Thiên đường mắt thấy hiện tiền.

Đây là chủ trương tu tâm dưỡng tánh để giác ngộ chứ không mê tín không cuồng tín. Hồi quang nội chiếu để phá những vọng căn vọng trần thì thấy chỗ mật nhiệm ấy là Niết Bàn diệu tâm.

3, Kệ Thị Tịch

hinh anh tuong luc to hue nang

Tiếp theo đây xin bàn tới bài kệ thị tịch Lục Tổ làm khi về thăm chùa Quốc Ân ở Tân Châu là quê hương của ngài trước khi viên tịch ở đó

Ngột ngột bất tu thiện

Đằng đằng bất tạo ác

Tịch tịch đoạn kiến văn

Đảng đảng tâm vô trước

Có thể dịch “bất tu thiện” là “không chấp thiện” theo tinh thần phá chấp ở phẩm “Trang Nghiêm Tịnh Độ” trong kinh Kim Cang. Tôi tham khảo Từ Điển Thiều Chửu và xin tạm dịch lại bài kệ này như sau:

Kệ Thị Tịch

Ngơ ngơ không chấp thiện

Lâng lâng không tạo ác

Lặng lặng xả thấy nghe

Thênh thênh chẳng bận lòng.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

 

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 2

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 5

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

mau tuong phat composite dep nhat noi thinh mua ban tuong phat o ha noi tphcm 23

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

tuong phat ba quan the am bo tat 3

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

tuong dia tang vuong bo tat ngoi de thinh nhua composite dieu khac tran gia 8 1

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

mau tuong phat pho hien bo tat dep tong hop hinh anh tuong phat dep nhat 4

* Tượng Phật A Di Đà.

hinh anh tuong phat a di da composite dep nhat 10

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

tuong dat ma su to nhua composite dieu khac tran gia 5

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

tuong phat di lac bo tat nhua composite dieu khac tran gia 3

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

tuong vi da ho phap tieu dien dai si tieu dien ho phap nhua composite dieu khac tran gia 5

 

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]

Trả lời