Bồ Đề Đạt Ma được xem vị Tổ Sư khai sinh ra Phật Giáo Thiền Tông của Trung Quốc
Xoay quanh cuộc đời Đạt Ma Sư Tổ có nhiều câu chuyện ly kì đã trở nên nổi tiếng như: Đạt Ma cỡi bè lau qua sông Dương Tử, Đạt Ma vượt sóng biển qua Đông Độ, Đạt Ma xách dép phi hành trên ngọn núi Thống Lãnh hay Đạt Ma ngồi thiền ngủ gục liền cắt mí mắt rơi xuống mọc thành cây trà đầu tiên (từ đó xuất hiện Trà đạo )…
Bồ Đề Đạt Ma còn là cái tên vô cùng nổi tiếng đối với những ai quan tâm đến võ thuật truyền thống Trung Hoa với những bộ võ thuật được lưu truyền lại. Người ta nói rằng, ông là người sáng lập võ phái Thiếu Lâm lừng danh và là tác giả của bộ tuyệt học Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh.
Đối với quốc gia chủ yếu theo đạo phật như ở Việt Nam thì thờ Tượng Đạt Ma Sư Tổ là một điều dễ hiểu. Điều đó được coi như một nét đẹp trong văn hóa phồn thực dân tộc. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người có ý định thờ cúng tượng nhưng lại không biết tượng Đạt Ma đạt trong nhà có tốt không? Ý nghĩa đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà. Cách đặt tượng Đạt Ma trong nhà, vị trí dặt tượng Đạt Ma phù hợp nhất?
Khi muốn tìm hiểu và lựa chọn tượng Tổ Sư Đạt Ma, đa phần quý sư thầy, cô và các cô chú Phật tử cũng có nhiều băn khoăn khi lạc vào thị trường tượng Phật đa dạng mẫu mã, chất liệu và kích thước hiện nay.
Tượng Phật Trần Gia xin chia sẻ đến quý Phật tử những kinh nghiệm hữu ích nên biết khi thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ mà chúng tôi đã đúc kết trong những năm qua. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp ích được cho quý vị khi có nhu cầu thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ.
Ở bài viết này, Trần Gia mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm đã trải qua, hi vọng sẽ phần nào giúp được quý sư thầy, cô và các cô chú, anh chị Phật tử giải đáp những thắc mắc còn tồn đọng, hiểu được những kiến thức căn bản và thỉnh cho mình được những tôn tượng phù hợp nhất.
XEM THÊM TƯỢNG ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẸP
I/ Cuộc đời và con đường tu hành của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma:
Nội dung bài viết
Tương truyền, Đạt Ma Tổ Sư là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, Nam Thiên Trúc.
Bồ Đề Đạt Ma là pháp hiệu được đặt khi ngài bái Tổ Sư Thiền Tông đời thứ 27 của nhà Phật là Bát Nhã Đa La.
Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn làm người thừa kế của mình, trở thành vị Tổ thứ 28 của Phật Giáo trên đất Thiên Trúc.
Sau khi Bát Nhã Đa La mất, Bồ Đề Đạt Ma lên thuyền đến Trung Quốc để hoằng dương đạo Phật, ngài đã trở thành vị thủy tổ của Phật Giáo Thiền tông Trung Quốc nói riêng và cho cả vùng Đông Nam Á nói chung và được tôn là “ Thiền tông đệ nhất Tổ ”.
Khi Đạt Ma tới Kim Lăng đã được Lương Vũ Đế Tiêu Khản thân hành tiếp đãi rất nồng hậu, nhưng Đạt Ma cảm thấy cơ duyên không hạp nên bỏ đi lên phía Bắc.
Lúc bấy giờ, nước sông Trường Giang đang lên to mà lại không có thuyền, nên ngài ngắt một nhánh cỏ lau bỏ xuống nước và đặt chân lên, cứ thế rẽ sóng vượt con nước qua bờ bên kia. Đó là sự tích Đạt Ma đạp nhánh cỏ lau, vượt sóng qua sông.
Ngài lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyền bá Thiền Tông. Chính tại đây đã diễn ra sự tích Bồ Đề Đạt Ma chín năm ngồi thiền.
Tại đây, Đạt Ma thấy các đệ tử nhiều lần ngủ gục do ngồi thiền định quá lâu không tránh khỏi cơ thể mệt mỏi, thêm việc phải đề phòng thú dữ cũng như rèn luyện thân thể cho người học đạo, Đạt Ma đã mô phỏng những động tác của người lao động xưa, sáng tạo nên “ Hoạt Thân Pháp”, đây chính là hình thức đầu tiên của “ Thiếu Lâm Quyền” lừng danh sau này.
Lại có truyền thuyết là ba năm sau khi Tổ Sư Đạt Ma viên tịch, có người vẫn thấy Ngài ung dung đi trên đường. Lúc ấy, Ngài đi chân không, một tay cầm cây thiền trượng, tay kia lơ lửng cầm một chiếc giầy và nói rằng Ngài đi về Tây Thiên. Mọi người kinh ngạc không tin Đạt Ma còn sống nên đã cùng nhau khai quật mộ Ngài và chỉ nhìn thấy duy nhất một chiếc giày. Từ đó mà tạo nên sự tích về chiếc giày của Đạt Ma Sư Tổ.
II/ Tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ thường được tôn tạo dưới những hình dáng sau:
1/ Tượng Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc giày:
- Cây thiền trượng là biểu tượng của sự giác ngộ, còn chiếc giày chính là biểu tượng của của cõi đời đến – đi.
- Sở dĩ Ngài chỉ mang một chiếc giày vì con người chỉ là cát bụi, khi chết đi rồi vẫn sẽ còn dấu vết, tùy duyên mà dấu vết đó sẽ biến mất hoặc hiện hữu, ý muốn nhắc nhở người đời phải giác ngộ nếu muốn được siêu thoát. Đây là mẫu tượng được thờ rất nhiều ở các chùa Thiền tông.
- Đây cũng là bức tưởng để nhớ đến Sự tích Chiếc Giày của Đạt Ma Sư Tổ
2/ Tượng Đạt Ma khất thực:
- Khất thực tức là người tu hành sẽ đi xin thực vật của người đời để nuôi thân, đây là một nét văn hóa đặc sắc của Phật giáo.
- Khất thực trong phật giáo được xem là một phép tu bắt buộc. Đây chính là cách gieo duyên lành cho mọi người, mỗi nơi khất sĩ đi qua. Những người cho đi đồ ăn thức uống chính là đang tạo phúc cho họ và con cháu về sau. Bởi khi họ cho chính là họ đang làm việc thiện giúp người.
- Đồng thời với việc khất thực thì người tu hành cũng là đang thực hành phật pháp. Qua đó có thể giúp mình đạt đến sự giác ngộ phật pháp cao nhất. Hay đơn giản họ nhận ra rằng con người tự thân khổ, bởi những ham muốn vật chất và chức quyền. Khi có mọi thứ rồi nhưng vẫn muốn hơn nữa, vì vậy mà cả đời luôn buồn phiền. Như vậy suốt đời không có được hạnh phúc, do đó con người phải giác ngộ phật pháp.
- Việc giác ngộ sẽ giúp con người tìm ra nguồn gỗ của đau khổ, từ đó mà hóa giải nó. Chính vì vậy Tượng Gỗ Đạt Ma khất thực mang ý nghĩa giáo hóa chúng sinh trước căn nguyên bể khổ. Ngoài ra còn giúp mọi người giác ngộ phật pháp để được hạnh phúc. Từ đó có thể sống tu tâm dưỡng tính không đánh mất bản thân.
3/ Tượng Đạt Ma quá hải:
- Đạt Ma Sư Tổ đã cáo từ Vũ Đế vì tư tưởng đạo giáo của hai người không tương hợp. Ngài đã ngắt một nhánh cỏ đặt xuống sông Trường Giang và lướt trên sóng qua bên kia bờ.
- Sự tích Đạt Ma Quá hải cũng từ đây mà có.
- Hình ảnh là biểu tượng của sự ngộ Phật tính cao, ý chí kiên định, luôn vững vàng.
4/ Tượng Đạt Ma múa võ ( thế quyền ):
- Tượng Đạt Ma múa võ hay còn gọi là tượng Đạt Ma cưỡi rồng, Đạt Ma hàng Long
- Đạt Ma Sư Tổ ngoài truyền dạy Phật Pháp thì người còn truyền day cho các đệ tử những thế võ học thượng thừa nhằm bào vệ sức khỏe, cường thân tráng thể
- Hình ảnh Tổ Sư Đạt Ma thể hiện ý nghĩa sức mạnh bên trong con người chính là vũ khí sắc bén nhất, giúp chiến thắng mọi sự gian ác. Đồng thời nhắc nhở mọi người biết đứng lên bằng chính bản thân mình, không nên dựa dẫm vào người khác.
5/ Tượng Đạt Ma ngồi thiền:
- Khi Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền, loài chim bay đến làm tổ trên mình nhưng ngài không hay biết, qua đó cũng thể hiện Thiền công thâm hậu của Ngài.
- Ý nghĩa tượng Đạt Ma Ngồi Thiền thể hiện ước mơ về sự giác ngộ và tinh thần giác ngộ mạnh mẽ.
- Tượng Đạt Ma ngồi thiền gắn với sự tích chín năm Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền trước khi sang lập Phật Giáo Thiền Tông tại Trung Quốc.
III / Cách thờ tượng Đạt Ma Sư Tổ:
Khi thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ, đầu tiên cần xác định tượng được thỉnh thờ ở đâu? Cách đặt tượng Đạt Ma? Vị trí đặt tượng Đạt Ma?
1/ Tượng Đạt Ma Sư Tổ thường được đặt tại nhà Tổ:
Thường được xây dựng sau chánh điện nên còn gọi là Hậu Đường tại các chùa Thiền tông. Nhưng cũng có một số chùa lại đặt tượng thờ trong gian Chánh điện, ngang hàng với các pho tượng chính trên phần Thượng Điện.
2/ Thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ thờ tại gia:
Hiện nay, rất nhiều gia đình đang thờ cúng và bày trí tượng Đạt Ma. Đây vừa là nghệ thuật tạo ra sự phá cách trong gia đình và còn mang lại nhiều ý nghĩa tâm linh về mặt phong thủy như: trấn trạch nhà, giúp loại bỏ những năng lượng xấu, tránh tà ma ngoại đạo xâm nhập, gia đình êm ấm, làm ăn phát đạt.
3/ Thỉnh tượng Phật đặt trong xe hơi (xe ô tô):
Các Phật tử sẽ thỉnh cho mình một tượng Bồ Đề Đạt Ma nhỏ.Tượng được đặt trên taplo xe hơi hoặc treo phía trên với mục đích được chở che, mang lại cảm giác yên tâm, an toàn, vững tay lái trên mọi nẻo đường.
IV / Lựa chọn Tương Đạt Ma Sư Tổ phù hợp:
Cùng một kích thước nhưng chỉ cần thay đổi về chất liệu, chi phí thỉnh tượng đã có thể tăng lên gấp nhiều lần.
Vd: cùng 1 tượng Đạt Ma Sư Tổ kích thước 200 cm từ nhựa composite chuyển sang gỗ, chi phí có thể tăng lên gấp 3,4 lần; từ nhựa composite chuyển sang đồng chi phi có thể tăng lên gấp hàng chục lần.
Điêu Khắc Trần Gia xin giới thiệu một số chất liệu thường dùng như sau:
- Tượng Đạt Ma bằng gỗ
- Tượng Đạt Ma bằng đồng
- Tượng Đạt Ma gốm
- Tượng Đạt Ma bằng nhựa composite
- Tượng Đạt Ma bằng đá
- Tượng Đạt Ma bằng xi măng
- Tượng Đạt Ma bằng bột đá
Cần chú ý vấn đề vận chuyển: cơ sở sản xuất, cửa hàng cung cấp tượng Phật vận chuyển về nơi an vị tượng có được miễn phí vận chuyển, hỗ trợ 1 phần chi phí vận chuyển hay tính phí vận chuyển để xác định các chi phí phát sinh có thể làm chậm trễ thời điểm đã định để an vị tượng Phật.
V/ Xác định thời gian sản xuất tượng Phật:
Xác định thời gian sản xuất tượng Phật có đáp ứng được ngày an vị tượng đã định sẵn hay không?
Đối với các mẫu tượng Đạt Ma Sư tổ có kích thước phổ biến, một số cơ sở, cửa hàng cung cấp tượng Phật đã có tượng sẵn, chúng ta chỉ việc thỉnh tượng Phật về ngay.
Một số cơ sở chỉ làm theo đơn đặt hàng để đảm bảo tượng luôn mới và hoàn hảo nhất. Thời gian sản xuất có thể dao động từ 3 đến 10 ngày tùy vào số lượng đơn hàng tại thời điểm đó của cơ sở điêu khắc tượng Phật.
Đối với tượng Phật có kích thước lớn hoặc tượng có kích thước đặc biệt, việc sản xuất tượng Phật sẽ trải qua nhiều công đoạn: tạo mẫu, đổ khuôn, làm nguội, sơn vẽ… nên thời gian sẽ kéo dài hơn nhiều, thông thường sẽ mất vài tháng, có khi vài năm để hoàn thành.
VI/ Lựa chọn cơ sở cũng cấp tượng Phật uy tín:
Thông thường, mỗi nơi sản xuất tượng Phật chỉ sản xuất chuyên về một chất liệu sở trường. Cũng có một số cơ sở lớn với nguồn nhân sự lành nghề có thể đảm nhận luôn những chất liệu khác nhau khi khách hàng yêu cầu.
Quy trình sản xuất ở các cơ sở hầu hết đều giống nhau, sự khác biệt quan trọng nhất đến từ những điêu khắc gia, nghệ nhân ở khâu tạo mẫu tượng Phật để tạo ra được những tác phẩm có hồn, thần thái và nét riêng của cơ sở mình.
Mỗi điêu khắc gia, nghệ nhân đều có cái nhìn, cái tâm và tài năng khác nhau nên hầu như tạo ra những tác phẩm rất riêng biệt. ( Với những người trong nghề hoặc các sư thầy, cô chú hay tìm hiểu về tượng Phật, chỉ cần nhìn sơ qua chân dung và cách điêu khắc của tượng Phật thì đã biết xuất xứ của pho tượng rồi)
VIII / Cùng chiêm ngưỡng nét chân dung tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ do cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tôn tạo:
Tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma bằng chất liệu nhựa composite.
Tượng được tạo mẫu trên đất sét, đổ khuôn và hoàn thiện trên chất liệu nhựa composite.
Tượng có thể sơn vẽ theo màu sắc quý khách yêu cầu.
Tượng sơn giả gỗ cũng là sự lựa chọn của nhiều khách hàng.
Chúng tôi nhận tôn tạo tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma theo kích thước quý khách yêu cầu trên nhiều chất liệu: nhựa composite, gỗ, đá, đồng, xi măng..
Cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tự hào là đơn vị chuyên nghiệp hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trong lĩnh vực tôn tạo, sản xuất những tượng Phật đẹp với chất lượng cao.
XEM THÊM TƯỢNG ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẸP
Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]