Những điều nên biết về Phật Giáo.
Nội dung bài viết
Bất kỳ ai cũng đều biết đến sự từ bi hỷ xả của Đạo Phật.
Nhưng thực chất đạo Phật còn chứa nhiều điều đặc biệt hơn nữa.
Hiện nay nhiều Phật tử còn khá thắc mắc các vấn đề như : 4 không trong Phật giáo, 4 thánh địa Phật giáo, 5 màu cờ Phật giáo,7 kỳ quan Phật giáo thế giới, 5 điều cấm của Phật giáo, 8 thức trong Phật giáo …
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về Phật giáo chúng tôi xin cung cấp các thông tin nhằm trả lời những thắc mắc của quý Phật tử về đạo Phật.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
1. Vậy 4 không trong Phật giáo là gì?
Có thể nói Tính Không là học thuyết quan trọng nhất của Đạo Phật. Nếu không hiểu rõ sẽ mắc sai lầm và ngộ ý nghĩa của chữ này.
Thuyết Tính Không là chìa khóa để con người nhận thức được thế giới duyên sinh, vô thường, vô ngã, soi chiếu sự vô minh và giúp con người giác ngộ tìm về chính mình.
Thông thường, khi sự vật hiện hữu ta gọi là có, nhưng mất đi ta gọi là không. Vì thế, “không” thường bị hiểu là sự triệt tiêu.
Vì thế dẫn đến sự sai lầm khi nghĩ rằng phật giáo là bi quan.
Tuy nhiên trong đạo Phật “không” không phải được hiểu như thế.
Có và không là hai mặt của vấn đề và luôn hiện hữu vừa là nó những cũng không phải là nó.
Do vậy Tính Không sinh động, tồn tại trong sự hình thành và biến mất của vạn hữu.
Thuyết Tính Không là một lý thuyết triết học thâm thúy, sâu sắc về bản thể.
Tính không gắn với thiền định:
Trong kinh điển Nikaaya và Aagama, khái niệm “không” gắn với sự thực hành về thiền đinh với ý nghĩa trống rỗng, cô tịch, vắng vẻ , đi cùng phương pháp tu chánh niệm tỉnh thức qua hơi thở ra vào.
Trạng thái thiền định được xem là “an trú vào tính không”.
Phương pháp thiền quán về tánh không được gọi là “không tam muội” nghĩa là thiền quán về tính không thực thể của ngã và các sự vật.
Đức Phật cũng cho rằng an trú vào tính không là nơi an trú của các bậc vĩ nhân về tu tập.
Tính không tức là vô ngã
Điều này đã được Đức Phật dạy trong Kinh Tập như sau:
“Này Mogharaja, hãy nên luôn luôn chánh niệm và tỉnh thức để từ bỏ quan niệm về ngã và hãy nhìn thế giới rỗng không, không có thực thể.” Có thể thấy sự liên hệ chặt chẽ về sự từ bỏ quan niệm ngã và sự thức tỉnh về thế giới không có thực thể.
Trong triết học Phật giáo, khái niệm thế giới gồm 6 giác quan, 6 đối tượng của giác quan, 6 nhận thức của giác quan, 6 tiếp xúc và 6 cảm giác khi tiếp xúc với giác quan và đối tượng.
Bởi vậy tính không chính là tính vô ngã, tính không thực tế của ngã hay những gì thuộc về ngã.
Tính không tức là duyên khởi, vô thường, vô ngã
Cái gì duyên khởi thì cái đó không thực thể.
Cũng theo Phật giáo tính duyên khởi của mọi hiện tượng là đặc tính của sự vật. Vì duyên có đặc tính là tính không nên đó cũng là đặc tính của sự vật.
Cái gì duyên khởi nghĩa là cái đó vô thường và vô ngã.
Nhận thức này được diễn tả chính xác mối quan hệ không gian và thời gian của các sự vật, hiện tượng.
Đối với không gian, các sự vật này là không thực thể hay vô ngã.
Về phương diện thời gian , tất cả duyên khởi đều là vô thường.
Chính sự vô thường, vô ngã này sẽ dẫn đến sự không thỏa mãn.
Nói chung, cái gì duyên khởi đều là tính không, và duyên khởi là vô thường, vô ngã.
Cho nên tính không là vô thường, vô ngã.
Và kinh Tăng Nhất A-ham đã khẳng định : TÍnh không là cái này không phải bản ngã của tôi, cái này không phải là tôi và không thuộc về tôi.
Tính không và trung đạo:
Với phương pháp thiền quán về tính không cùng với duyên khởi các sự vật hiện tượng sẽ giúp loại bỏ sự chấp thủ, tham ái để dẫn đến sự an tịnh, tự tại. Và sự an tịnh chấm dứt tham ái, tham sở hữu sẽ hướng đến diệt khổ.
Đó là con đường đến niết bàn.
Quá trình này được diễn ra hai giai đoạn: đầu tiên là nhận thức tính chất các pháp và sau là nhận chân được niết bàn
Khi nhận thức được tính chất của sự vật sẽ nhận thức được duyên khởi hay tính không.
Khi đó người ta gọi là được giải thoát bằng trí tuế hay người nhập được trung đạo.
Đức Phật cho rằng duyên khởi là con đường trung đạo vì tránh được 2 quan niệm cực đoan của việc hiện hữu và phi hiện hữu.
Khi nhận thức mọi vật hiện hữu là một cực đoan dẫn đến thường kiến.
Còn khi nhận thức mọi vật phi hiện hữu là một cực đoan đối lập dẫn đến diệt luận.
Từ bỏ hai dạng cực đoan này sẽ chấm dứt toàn bộ đau khổ.
Như vậy có thể nói chữ “không” không có nghĩa là không có mà là tính không thực thể, duyên khởi, vô thường, vô ngã của mọi vật tồn tại trong thế giới.
Còn chữ sắc trong câu “sắc tức thị không, không tức thị sắc” trong Bát-Nhã Tâm Kinh thì được giải nghĩa như sau:
Sắc trong Phật giáo thể hiện cho hình thái hoặc tổ hợp vật chất.
Sắc hay sắc uẩn có thể gọi là hình thể hay vật chất, sắc uẩn trong ngũ uẩn.
Sắc bao gồm 4 yếu tố cơ bản hay gọi là tứ đại: đất, nước, lửa và gió.
Bốn yếu tố này kết hợp nguyên tử tạo thành các đặc tính hay hoạt động tồn tại trong cơ thể con người.
Ví dụ như chất rắn, chất lỏng, nhiệt lượng, không khí hay sự vận động.
Từ 4 yếu tố vật chất đó nên dẫn đến các yếu tố phát sinh như 5 cơ quan nhận thức như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và 5 đối tượng tương ứng là hình thể, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và các bộ phận trên cơ thể con người.
Cũng theo đức Phật nhóm ngũ uẩn được hình thành từ yếu tố vật lý, được tinh ca huyết mẹ tạo ra và được thức ăn nuôi sống.
Đối với sắc hay uẩn sắc, Đức Phật không thừa nhận thực thể độc lập mà Ngài khẳng định tổ hợp vật chất này chỉ đóng vai trò chức năng và phụ thuộc vào mối quan hệ như tương duyên hay nhân quả và các hoạt động của tinh thần gồm cảm thọ, ý niệm hóa, vận hành và nhận thức.
Do vậy khi sắc tùy thuộc nên không có thực thể nên mới gọi là sắc tức thị không.
Nghĩa là những sự vật phụ thuộc vào duyên khởi, không thực thể chính là hình thái tổ hợp vật chất sắc mà thôi và cũng có những tính vô ngã, vô thường, duyên khởi nên gọi là sắc bất dị không.
Và ngược lại khi đề cập đến vô ngã, vô thường, duyên khởi cũng là bản chất của sắc nên là “không bất dị sắc”. Đó chính là 4 không trong Phật giáo.
2/ 5 màu cờ Phật giáo:
Bất cứ ai theo đạo Phật cũng đều tôn trọng và gìn giữ lá cờ Phật giáo bởi đó được xem là linh hồn tượng trưng cho tinh thần đoàn kết và không phân biệt các tín độ trên thế giới.
5 màu cờ Phật giáo ra đời khi nào?
Người phác họa ra lá cờ là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2/8/1832 tại New Jersey (Hoa Kỳ) và mất ngày 17/2/1907 tại Adgar (Ấn Ðộ).
Ông nguyên là đại tá Hải Quân của Quân đội Hoa Kỳ.
Có thể nói ông có vai trò lớn trong việc chấn hưng Phật giáo Tích Lan.
Từ khi ông Quy y Tam Bảo, ông đã tổ chức nhiều trường học Phật giáo ở khắp nơi trên Tích Lan và vận động các quốc gia khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan…
Năm 1889, ông cùng thượng tọa Susmangala mô phỏng theo sáu màu hào quang của Ðức Phật bao gồm các màu xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu này tạo nên màu cơ Phật giáo.
Sau đó ông sửa lại hình dạng lá cờ để dễ dàng sử dụng. Và lá cờ được treo tại Lễ Phật Đản năm 1886.
Và ngày 25/5/1950, Đại hội Phật giáo Thế giới đã công nhận lá cờ này là lá cờ của Phật giáo thế giới.
Tại Việt Nam ngày 6/5/1951, chấp nhận lá cờ này là cờ Phật giáo Việt Nam.
Ý nghĩa 5 màu cờ Phật giáo
Đầu tiên, lá cờ Phật giáo biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của toàn bộ Phật tử trên thế giới.
Tiếp đến là sự biểu trưng cho niềm chính tín và yêu chuộng hòa bình, cắt bỏ mọi quan niệm chấp giữa ranh giới địa phương, gia tăng niềm tin của cộng đồng để phụng sự cho Đạo Pháp và dân tộc.
Chiều dọc của lá cờ gồm các màu: xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cao là tượng trưng cho hào quang của đức Phật.
Năm màu theo chiều ngang là màu tổng hợp biểu tượng cho ánh sáng của Đức Phật.
Mỗi màu đều có những ý nghĩa khác nhau:
- Màu xanh đậm là biểu tượng cho Định căn thể hiện sự rộng lớn, sáng suốt.
- Màu vàng lợt là biểu tượng cho Niệm Căn vì khi chính niệm mới có Định và phát Huệ.
- Màu đỏ biểu tượng cho Tinh tấn căn bởi khi tinh tấn mới vượt qua mọi trở ngại.
- Màu trắng biểu tượng cho Tín căn nghĩa là niềm tin kiên định và có tín căn là nhân duyên với chư Phật đem lại sự hành lạnh.
- Màu da cam biểu tượng cho Huệ Căn. Khi có đầy đủ như TÍn, Tấn, Niệm, Định Sẽ phát ra Tuệ.
Màu tổng hợp biểu tượng cho sự đoàn kết của Phật giáo trên khắp thế giới.
5 màu cờ Phật giáo mang lại ý nghĩa ngũ căn ngũ lực và biểu tượng cho tinh thần hòa hợp của Phật giáo.
3/ 4 thánh tích Phật giáo:
4 thánh tích Phật giáo khá nổi tiếng và gắn với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Bốn Thánh tích bao gồm vườn Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển, thành Câu Thi Na.
Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản sinh
Được nằm ở vùng đồng bằng Terai, miền Nam Nepal; Lâm Tỳ Ni trở thành một trong 4 thánh tích Phật giáo quan trọng.
Năm 1896, các nhà khảo cổ học phát hiện trụ đá của vua Mauryan Asoka năm 249 TCN.
Trên đó có đưa thông tin cho biết đây là nơi hoàng hậu Maya Devi sinh thái tử Siddhartha Gautama năm 623 TCN.
Khu di tích này bao gồm có bể Shakya, đền thờ hoàng hậu Maya Devi, cột trụ vua làm bằng chất liệu đá sa thạch, tu viện viharas, phần còn lại của bảo tháp Phật giáo.
Năm 1996, Lâm Tỳ Ni được UNESCO đã công nhận nơi đây là di sản văn hóa thế giới.
Đền thờ hoàng hậu Maya Devi được xây với 4 bức tường trắng và bên trong là những bức phù điêu mô tả hoàng hậu hạ sinh thái tử.
Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo
Quần thể đền Mahabodhi rộng 4,8 ha thuộc thị trấn Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ là nơi mà Đức Phật giác ngộ.
Ngôi đền đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ 3 TCN bởi vua A Dục và ngôi đền hiện tại xây dựng từ thế kỷ 5,6.
Quần thể đền được xây dựng bằng gạch, hiện có kim cương tòa, Cội bồ đề nơi Đức Phật thành đạo.
Cội bồ đề nằm ở phía tây đền chính. Là nơi thái tử thiền tọa, tu khổ hạnh và đạt giác ngộ và trở thành Đức Phật.
Bên cạnh cây bồ đề là ngai kim cương, được bao quanh bởi hàng rào chất liệu đá sa thạch được xây dựng bởi vua A Dục- là nơi Phật ngồi và thiền định.
Hiện nay chỉ còn vài trụ cột của hàng rào sót lại và được chạm khắc hình ảnh mặt người, động vật.
Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên
Vườn Lộc Uyển cách thành phố Varanasi, Ấn Độ khoảng 10 km.
Đây là nơi mà Đức Phật giảng pháp.
Sau khi giảng kinh chuyển pháp luân cho 5 vị tỳ kheo, Đực Phật đã ở lại tịnh xá trong vườn Lộc Uyển.
Đây cũng là nơi mà 60 vị tăng gia du hành để giảng pháp và đắc quả A la hán.
Hiện này tòa nhà cổ và công trình bị hư hại, nhưng vẫn còn di tích của tháp Dhamek- nơi Đức Phật gặp các đệ tử đầu tiên.
Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn
Câu Thi Na ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ là nơi Đức Phật nhập diệt dưới tàng cây sala.
Nơi đây với hàng nghìn tu viện, bảo tháp từ thế kỷ thứ 3-5.
Câu Thi Na là nơi mà đức Như Lai diệt độ, nhập Niết bàn.
Địa danh này được các các nhà khảo cổ cho biết là Kasia thuộc quận Deoria xứ Utta Pradesh.
Thời điểm đó, hàng ngàn tu viên bảo tháp được xây dựng chung quanh thánh tích này.
Tuy nhiên không hiểu tại sao thánh tính này bị hoang phế.
Sau này khi chiêm bái thánh địa, hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang cũng thốt lên sự bi thiết khi nhìn cảnh vật nơi đây.
Ngôi tháp Đại Bát mà vua A Dục xây cất không tìm thấy được và bị chôn vùi dưới nền tịnh xá Niết Bàn được xây dựng ở triều đại Gupta.
Trong số những di tích được tìm thấy, có bức tượng Đức Phật ở tư thế nhập Niết Bàn.
Bức tượng bị vỡ vụn và được nhà điều khắc Carlleyle hàn gắn chạm trổ lại.
Ngôi đại bảo tháp Ramabhar được xây dựng tại địa điểm làm lễ trà tỳ kim thân Đức Phật.
Xá lợi Ngài được phân thành 8 phần bằng nhau và tặng cho 8 vương quốc lớn mạnh nhất thời điểm đó.
4/ 7 kỳ quan Phật giáo thế giới:
7 kỳ quan Phật giáo thế giới đem lại một cái nhìn sâu sắc về lịch sử phát triển của Đạo Phật.
Những di tích này đều được xây dựng bởi Phật tử cống hiến cho nhân loại những dấu ấn đặc biệt.
Bồ đề đạo tràng:
Đây vừa là thánh tích quan trọng vừa là kỳ quan của Phật giáo.
Tháp Bodanath, Khathmandu, thu đô Nepal
Đây là kỳ quan thứ hai được xây dựng thứ kỷ 5 TCN, sau đó được trùng tu lại và cuối cùng xây cùng ngôi mộ khổng lồ vào thế kỷ 14.
Được nằm ở vùng ngoại ô phía đông bắc và cách trung tâm 11 km, tháp Bodanath là bảo tháp hình cầu lớn nhất ở Nepal.
Năm 1979, báo tháp Bodanth được Unesco công nhận là di sản thế giới.
Bảo tháp được cho là nơi lưu giữ hài cốt của Phật Ca Diếp, bảo tháp nằm trên tuyến đường thương mại cổ từ Tây Tạng đi vào thung lũng Kathmandu ở góc Đông Bắc.
Chùa Răng (Temple of the Tooth), Kandy, Sri Lanka
Ngôi chùa Răng là kỳ quan Phật giáo.
Đền thờ được xây dựng trọng tâm của khoảng sân lát đá, trần nhà trang trí với đá hình mặt trăng và nhiều thiết kế hoa văn và nhiều phù điêu hình mặt trăng hay ngà voi trên cửa ra vào.
Bên trong có chứa xe răng và nhiều đồ vật linh thiêng. Dãy hành lang bao quanh rực sáng.
Xá lợi răng ở tầng trên của tháp vàng .
Xá lợi được tắm bằng nước nhiều loại hương hoa với tính năng chữa bệnh và được phân bổ cho những người có mặt ở đây.
Wat Pho Temple, Bangkok, Thái Lan
Được nằm trên quận Phra Nakhon, Bangkok, trên đảo Rattanakosin gần với Đại Cung.
Wat Pho Temple là tập hợp chùa cổ xưa và lớn nhất Bangkok với hơn ngàn tượng Phật.
Sân chùa rộng, từng tháp dày đặc, họa tiết hoa sen thủ công chăm chút từng chi tiết.
Bên trong cung điện là tượng Phật nằm bằng vàng dài 43m và cao 15 năm, ngọc mẫu trên mắt và bàn chân, trên bàn chân trang trí 108 cảnh điềm lành. Đây là công trình phải mất 5 năm xây dựng và là công trình nghệ thuật tượng đài công phu và kỳ vĩ.
Angkor Wat, Campuchia
Đây là hệ thống cung điện linh thiêng của hoàng đế Khmer. Thực tế, ông ủng hộ Ấn Độ giáo qua tư tưởng Đạo Phật.
Bản chất một ngôi chùa là để tôn thờ thần của Ấn Giáo được xem là trung tâm vật chất và tâm linh vũ trụ.
Chính vị vua Jayavarman VII đã cải đạo sang Phật Giáo và đánh dấu sự phân chia rõ ràng với Ấn Độ giáo trong quá khứ.
Angkor Wat là mô hình thể hiện đầy đủ phong cách kiến trúc của người Khmer, Trong thế kỷ 12, kiến trúc Khmer thực sự tinh xảo và hoành tráng, bề mặt với những khối đá sa thạch tinh tế.
Thiết kế Angkor hài hòa, những tòa tháp được tạo dựng giống hình những búp sen.
Các bức tường được tạo hình bởi những bức phù điêu thể hiện những nhân vật thần thoại và nhiều khung cảnh sinh hoạt chi tiết.
Đây là tòa nhà linh thiêng, hoành tráng, mang vẻ đẹp kỳ bí.
Tại hành lang có hàng trăm bức tượng Phật được dát vàng , ánh sáng của các bức tượng phản chiếu vào tường thành và được kết hợp với các loại ngọc.
Giant Buddha, Po Lin, Hồng Kông
Bức tượng đồng khổng lồ được hoàn thiện vào năm 1993, biểu tượng cho sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, con người và tôn giáo.
Đức phật trên tòa sen đỉnh của bệ thờ lớn. Được bao quanh với sáu bức tượng đồng nhỏ hơn, cúng dường hoa quả.
Bức tượng Đức Phật khổng lồ này là một phần của tu viên và hệ thống chùa được xây dựng gần 100 năm bởi ba thiền sư.
Trước kia đây chỉ là tu viện ẩn dưới núi rừng, và thực sự Polin được nhiều người biết đến là khi có bức tượng Phật hoành tráng.
Bức tượng Phật ngồi cao 34 m và hướng về phía Bắc. Bức tượng được làm bằng chất liệu đồng đem lại vị kỳ vĩ .
Từ ánh mắt, cho đến tư thế cử chỉ của của Đức Phật như là sự cứu rỗi chúng sinh.
Để xem xét bức tượng kỹ hơn bạn cần phải leo lên 268 nậc thang, đồng thời có thể ngắm toàn bộ núi rừng.
Đối diện với bức tượng là tu viện Polin- chôn linh thiêng của phật giáo Hồng Kông.
Chùa Tây Lai, Los Angeles, Hoa Kỳ
Là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất miền Nam California, được tọa lạc trên mảnh đất phía Nam vùng đồi núi Hacienda Heights, Los Angeles.
Tên của chùa mang ý nghĩa là Ánh sáng đạo Phật trên núi cao truyền bá đến phương Tây.
Đây là ngôi chùa theo tông phái Phật Quang Sơn đến phương Tây.
Chùa được xây dựng lựng chừng núi, từ thấp đến cao.
Từ dưới nhìn lên ngôi chùa trở nên uy nghi hoành tráng.
Chùa có kiến trúc theo Phật giáo truyền thống Á Đông với mái cong lợp ngói lưu ly âm dương có màu vàng óng.
Sau cổng tam quan là Ngữ Thánh Điện thờ 5 vị Bồ Tát, ở giữa là Bồ Tát Di Lặc đại diện cho sự hoan hỉ, hai bên là Quan Thế Âm thể hiện sự đại từ đại bi, Bồ Tát Địa Tạng vương thể hiện sự đại nguyện, Bồ Tát Văn Thù thể hiện cho trí tuệ, Bồ Tát Phổ Hiền đại diện cho sự thiện lành.
Ở giữa chùa là một khoảng sân đình rộng lớn dùng để tổ chức thuyết giảng pháp hay các nghi lễ khác ở ngoài trời.
Trên đây là những thông tin quan trọng giải đáp những thắc mắc về Phật giáo. Trải qua hơn 2500 năm nhưng đạo Phật đến nay vẫn được duy trì và có sức sống bền chặt, thu hút các tín đồ đem lại cuộc sống văn minh tự tại cho mỗi người theo Đạo.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]